Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nâng chất đàn bò Sông Hinh (Phú Yên)

Nâng chất đàn bò Sông Hinh (Phú Yên)
Ngày đăng: 01/07/2015

Trồng cỏ nuôi bò

Nhờ có diện tích đất rộng, huyện Sông Hinh đã phát triển nghề chăn nuôi bò khá sớm. Tuy nhiên, người dân ở đây chủ yếu nuôi giống bò cỏ địa phương với hình thức chăn thả rông, thức ăn cho bò phụ thuộc vào đồng cỏ tự nhiên là chính. Những năm trở lại đây, khi diện tích mía, sắn cùng nhiều loại cây trồng khác phát triển mạnh, đồng cỏ tự nhiên bị thu hẹp nên nguồn thức ăn cho bò ít dần. Bò thường xuyên bị thiếu thức ăn, chậm lớn, giá trị kinh tế không cao, người dân dần giảm đàn và chuyển đổi sang mô hình nuôi bò bán công nghiệp. Ông Ma Toàn ở buôn Lê Diêm, thị trấn Hai Riêng, cho biết: Hồi trước, đàn bò nhà tôi có gần 30 con. Nhưng bây giờ đồng cỏ không còn nữa nên tôi phải bán bớt bò đi. Hiện gia đình tôi chỉ còn nuôi 10 con bò, thức ăn chủ yếu là cỏ trồng ven các rẫy sắn, mía. Còn Mí Quí cũng ở buôn này, cho hay, để có thức ăn cho bò, nhà mí phải tận dụng tất cả diện tích đất trống trong vườn nhà để trồng cỏ.

Theo Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, trước đây, Sông Hinh là địa phương có đàn bò nhiều nhất tỉnh với tổng đàn hơn 30.000 con. Nhưng mấy năm trở lại đây, vì thiếu thức ăn, người dân giảm dần đàn. Hiện tổng đàn bò của huyện khoảng 17.600 con, tập trung nhiều nhất ở các xã Ea Bia, Ea Lâm, Ea Trol… Để duy trì và phát triển nghề chăn nuôi bò, huyện Sông Hinh đã thực hiện nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, giá trị đàn bò, tăng hiệu quả kinh tế từ nghề này.

Ông Lê Ô Y Thảo, cán bộ phụ trách chăn nuôi, Phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, cho biết: “Hàng năm, phòng Nông nghiệp thường xuyên phối hợp với các cơ quan chức năng tổ chức từ 15 đến 20 lớp đào tạo các mô hình nuôi bò bán công nghiệp, cách thức thu gom, xử lý, ủ chua rơm rạ, lá sắn, mía… để trữ thức ăn cho bò. Từ nguồn kinh phí của huyện, phòng NN-PTNT cũng triển khai nhiều lớp hướng dẫn cho bà con cách trồng cỏ chăn nuôi bò và giới thiệu nhiều mô hình chăn nuôi hiệu quả nhờ chủ động được nguồn cỏ trồng”. Từ đó, nhiều hộ dân đã thay đổi thói quen chăn nuôi, biết trồng cỏ để nuôi bò. Oi Nhiêm ở xã Ea Bia, cho hay: Đàn bò nhà tôi có gần 20 con, nếu chỉ phụ thuộc vào cỏ tự nhiên thì không đủ cho bò ăn. Vì vậy gần một năm nay, gia đình tôi phải chuyển hơn nửa sào đất rẫy sang trồng cỏ để lấy thức ăn cho bò.

Nâng chất đàn bò

Hiện nay, huyện Sông Hinh đang thực hiện dự án đầu tư giống bò lai thí điểm tại buôn Bầu, xã Ea Bá, với kinh phí khoảng 500 triệu đồng từ ngân sách huyện. Theo đó, dự án đã cấp 3 con bò đực lai sind cho các hộ Ma Tuy, Oi Thiết và Ma Hoa. Những hộ gia đình này có trách nhiệm cho nhảy giống trên đàn bò cái của buôn. Đến nay, 36 con bê lai đã được sinh ra theo dự án này. Ma Tuy cho biết: Từ khi được Nhà nước cấp bò đực, tôi đã cho phối giống bò ở địa phương. Tính đến nay, bò đực này đã phối giống rất nhiều, nhưng tỉ lệ bê con sinh sản thành công không cao lắm, chỉ khoảng 10 con. Theo ông Lê Ô Y Thảo, mặc dù được phối giống từ bò đực lai sind, nhưng do bò mẹ nhỏ và gầy yếu nên bê con sinh ra chất lượng không cao. Vì vậy Phòng NN-PTNT huyện đang tiếp tục thực hiện dự án đổi bò cái nền. Khi người dân mua hoặc đổi bò cái từ giống bò cỏ sang bò lai sẽ được hỗ trợ 3 triệu đồng/con. Đến nay, ở buôn Bầu, người dân đổi được 3 con bò cái.

Huyện Sông Hinh phát triển đàn bò theo hướng bán công nghiệp, nuôi nhốt và trồng cỏ để chủ động thức ăn. Theo ông Nguyễn Khắc Sự, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Sông Hinh, hiện tỉ lệ bò lai chiếm 33% tổng đàn bò của huyện. Người dân đã chú trọng trồng cỏ nuôi bò, toàn huyện có khoảng 50ha cỏ trồng. Tỉ lệ các hộ nuôi bò có chuồng và có cây rơm khô đạt khoảng 90%. Tỉ lệ tiêm phòng vắc xin lở mồm long móng đạt khoảng 70%. Thời gian tới, địa phương sẽ tiếp tục vận động, tổ chức thêm nhiều lớp tập huấn về chăn nuôi bò bán công nghiệp để dần thay đổi thói quen, tập quán của bà con, nâng cao giá trị đàn bò và hiệu quả kinh tế của nghề nuôi bò.


Có thể bạn quan tâm

Huyện U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng Huyện U Minh (Cà Mau) Khôi Phục Nguồn Lợi Cá Đồng

Cá đồng từ lâu được xem là đặc sản của đất rừng U Minh; tuy nhiên sản lượng cá đã giảm nhiều so với trước đây. Nguyên nhân là do công tác quản lý và bảo vệ chưa thật sự hiệu quả, tình trạng bắt bằng phương pháp “xiệt điện” cũng khiến một lượng lớn cá giống bị hủy diệt. Tình trạng bắt cá non trong mùa sinh sản cũng là một trong những nguyên nhân làm cạn kiệt nguồn lợi cá đồng của huyện U Minh.

07/10/2014
Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đột Phá Từ Khâu Con Giống Phát Triển Nghề Nuôi Trồng Thuỷ Sản Đột Phá Từ Khâu Con Giống

Với nhiều điều kiện tự nhiên thuận lợi, Quảng Ninh là tỉnh sở hữu nhiều tiềm năng rất lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Thế nhưng, việc sản xuất và cung ứng giống thuỷ sản tại chỗ trên địa bàn tỉnh hiện còn rất nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi.

07/10/2014
Khai Thác Thủy Sản Cần Quy Hoạch Lại Ngành Nghề Khai Thác Thủy Sản Cần Quy Hoạch Lại Ngành Nghề

Dẫn đầu cả nước về số tàu thuyền cũng như sản lượng thủy sản được khai thác, đánh bắt nhưng khi nhắc đến Quảng Ngãi, người ta lại nghĩ ngay đến… thợ lặn hoặc các đôi tàu giã cào cao tốc, những nghề vốn không được khuyến khích phát triển hiện nay.

07/10/2014
Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp) Nước Lũ Lên Xuống Thất Thường Ảnh Hưởng Đến Vùng Nuôi Tôm Tam Nông (Đồng Tháp)

Một số nông dân ngỡ rằng năm nay nước lớn hơn mọi năm, bởi mới giữa tháng 7 âm lịch, nước đã cao hơn cùng kỳ năm 2013 gần cả thước. Thế nhưng, bước sang đầu tháng 8 âm lịch, mực nước xuống hơn nửa thước so tháng 7. Con nước cứ diễn biến bất thường liên tục từ đầu mùa lũ đến giờ khiến các hộ nuôi tôm gặp không ít khó khăn.

07/10/2014
Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm He Chân Trắng Huyện Hoằng Hóa (Thanh Hoá) Mở Rộng Diện Tích Nuôi Tôm He Chân Trắng

Lãnh đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa cho biết: từ đầu tháng 6 đến nay, các chủ ao đầm đã tiến hành thu hoạch tôm thương phẩm vụ 1 và vụ 2. Năng suất bình quân đạt 13 tấn/1ha/vụ, giảm gần 4 tấn/1ha/vụ so với năm 2013.

07/10/2014