Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thoát nghèo nhờ nuôi tằm

Thoát nghèo nhờ nuôi tằm
Ngày đăng: 01/07/2015

Bà Lưỡng cho biết: “Từ khi chuyển sang nghề trồng dâu nuôi tằm, gia đình tôi đỡ vất vả hơn. Vì gia đình không có công lao động, nên trong vòng hơn 1 tháng, gia đình nuôi xoay vòng nhanh bằng cách nuôi gối đầu (xen kẽ) từ 2 đến 4 hộp tằm con. Thời gian tiếp tục nuôi tằm con khoảng 18 ngày là cho ra kén”.

Theo bà Lưỡng, so với trồng cà phê thì nghề trồng dâu nuôi tằm nhàn hơn rất nhiều; chi phí đầu tư ít; không đòi hỏi nhiều công chăm sóc; việc hái dâu rất nhẹ nhàng, phù hợp với người phụ nữ sức yếu và hàng tháng lại có thu nhập ổn định. Còn cà phê, mỗi năm chỉ thu một lần, nên thường gặp nhiều khó khăn trong việc chi tiêu sinh hoạt của gia đình.

Qua chuyến đi tham quan mô hình nuôi tằm ở xã Tân Hội (Đức Trọng), năm 2013, bà đã chuyển đổi dần diện tích dâu cũ sang trồng giống dâu S7CB; đầu tư 2 giàn sàng để nuôi tằm với chi phí 7 triệu đồng và là người đầu tiên ở xã Gia Hiệp áp dụng phương pháp nuôi tằm trên sàng. “Trước đây, nuôi tằm bằng nong rất vất vả. Mỗi khi cho ăn phải khiêng xuống, khiêng lên và cách 2 ngày phải thay phân cho tằm một lần. Còn từ khi nuôi tằm trên giàn sàng, từ khi tằm ăn rỗi (tuổi 4) cho đến khi chín và lên né thì mới thay phân, nên đỡ tốn công và việc cho tằm ăn cũng thuận tiện hơn” - bà Nguyễn Thị Lưỡng nói. Với cách nuôi gối đầu, chỉ hơn 1 tháng, gia đình bà Lưỡng nuôi được 4 hộp tằm con và cho ra 2 tạ kén. Hiện, trên thị trường giá kén tằm trên 100.000 đồng/kg thì hàng tháng, gia đình bà Lưỡng cũng có thu nhập trên 20 triệu đồng.

Trong thời gian tới, bà Lưỡng dự tính, nếu dâu nhiều gia đình bà sẽ nuôi (gối đầu) lên 6 hộp tằm/tháng; đồng thời, trồng hơn 200 gốc hồ tiêu xen vào vườn dâu để tăng thêm nguồn thu nhập cho gia đình. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã có cuộc sống khá lên từng ngày và không còn cảnh nghèo khó phải đi làm thuê, làm mướn như trước đây.

Ông K’Xuyên, nhân viên khuyến nông xã Gia Hiệp, nhận xét: “Là một hộ nuôi tằm lâu năm và nhờ chuyển đổi giống cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế của địa phương; bên cạnh đó, biết học hỏi, áp dụng kỹ thuật mới trong việc nuôi tằm... nên đến nay, kinh tế của gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng đã phát triển khá ổn định”.


Có thể bạn quan tâm

H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng H’Bin Niê giàu nghị lực và đẹp tấm lòng

Từ một hộ thiếu đói, nhờ chịu khó học hỏi, gia đình chị H’Bin Niê ở buôn Tring, xã Ea Blang, thị xã Buôn Hồ (Đăk Lăk) đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Không những thế, gia đình H’Bin còn giúp nhiều hộ khác cùng vươn lên như mình, cũng như có nhiều đóng góp cho xây dựng nông thôn mới...

21/10/2015
Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển Tăng thu nhập nhờ đòn bẩy kinh tế biển

Để hoàn thành tiêu chí thu nhập, góp phần đưa địa phương trở thành huyện nông thôn mới (NTM) vào cuối năm nay, Cần Giờ (TP.HCM) đang đẩy mạnh đầu tư cho lĩnh vực kinh tế biển.

21/10/2015
Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây Nông dân bàn cách cứu trái câyNông dân bàn cách cứu trái cây

Tại diễn đàn “Một số giải pháp phòng trị bệnh hại trên cây ăn trái vùng ĐBSCL” diễn ra tại Tiền Giang cuối tháng 9, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cùng các chuyên gia hàng đầu về cây ăn trái đã trao đổi kinh nghiệm cùng các nhà vườn để phát triển cho cây ăn trái miền Tây.

21/10/2015
Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi Áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp 3 cái lợi

Giữa tháng 9 vừa qua, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Cục Chế biến, Thương mại nông lâm thủy sản và nghề muối (Bộ NNPTNT), Sở NNPTNT tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ nông nghiệp.

21/10/2015
Thỏa thích ngắm sản vật địa phương Thỏa thích ngắm sản vật địa phương

Với chủ đề “Nông nghiệp, nông thôn hội nhập và phát triển- Doanh nghiệp, doanh nhân đồng hành cùng nông dân”, Hội chợ Nông nghiệp – Du lịch – Thương mại vùng biên giới phía Bắc tổ chức tại TP. Lào Cai đã quy tụ được hàng trăm các gian hàng trưng bày sản vật quê hương.

21/10/2015