Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Gia cầm nhập lậu bắt đầu tăng nhiệt

Gia cầm nhập lậu bắt đầu tăng nhiệt
Ngày đăng: 01/07/2015

Qua số liệu báo cáo của Ban Chỉ đạo 389 huyện Lộc Bình (Lạng Sơn), trong gần 6 tháng đầu năm, các lực lượng chức năng trên địa bàn đã bắt giữ 9.300 con gà con giống, 13.235 con vịt con giống. Ông Lành Văn Nghệ, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 3, huyện Lộc Bình cho biết: hoạt động buôn lậu gia cầm, các sản phẩm gia cầm trên địa bàn trong thời gian qua đã giảm nhưng vẫn tiềm ẩn nhiều vấn đề phức tạp. Về phía các đầu nậu, liên tục tìm cách đối phó với lực lượng chức năng như: tổ chức theo dõi hoạt động tuần tra, kiểm soát của lực lượng chức năng; lôi kéo cư dân biên giới tham gia vận chuyển gia cầm trái phép qua biên giới... Về phía bà con các thôn, xã giáp biên: một bộ phận dân cư biên giới vẫn tham gia tiếp tay vận chuyển gia cầm lậu. Trong 6 tháng đầu năm, Đội QLTT số 3 đã bắt giữ 7.590 con gà con giống, 9.855 con vịt con giống và 335 kg chim bồ câu.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa, Chi cục trưởng Chi cục QLTT tỉnh cho biết: trong gần 6 tháng đầu năm, tình hình buôn bán, vận chuyển gia cầm nhập lậu được chia thành 2 giai đoạn, tăng trong dịp Tết Nguyên đán và sau Tết giảm dần. Tuy nhiên, bắt đầu từ giữa tháng 5 trở lại đây, tình hình này có chiều hướng “tăng nhiệt” trở lại.

Cụ thể, trong gần 6 tháng, lực lượng toàn tỉnh bắt giữ được 153 vụ vận chuyển gia cầm nhập lậu, trong đó có đến 1/3 số vụ được bắt giữ vào khoảng thời gian này và tất cả đều là gia cầm giống. Nguyên nhân “tăng nhiệt” thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do cung - cầu về gia cầm giống trong nước chưa cân bằng, khả năng cung ứng gia cầm giống của các doanh nghiệp trong nước không đáp ứng được nhu cầu chăn nuôi của bà con. Thêm vào đó, đây cũng là thời điểm người chăn nuôi gia cầm tăng đàn nhằm phục vụ nhu cầu sản phẩm gia cầm thịt dịp cuối năm.

Ngoài ra, một nguyên nhân khác nữa là lợi nhuận từ việc buôn bán gia cầm, nhất là gia cầm giống khiến các đối tượng buôn lậu không dễ gì bỏ qua. Cụ thể, một con gia cầm giống vận chuyển trót lọt về các tỉnh phía sau, đối tượng buôn lậu lãi khoảng 10.000/con. Thù lao cho người vận chuyển gia cầm lậu cũng tăng cao hơn trước (1.000 đồng/con gia cầm giống, một người một ngày có thể vác khoảng 2.000 con, như vậy thù lao sẽ vào khoảng 2 triệu đồng).

Theo lãnh đạo các lực lượng chống buôn lậu, thời điểm này, các đối tượng đã bắt đầu tập kết gia cầm giống phía bên kia biên giới tại các địa bàn trọng điểm và lợi dụng chập tối, ban đêm hoặc khi gần sáng, thuê người mang vác qua đường mòn, từ Trung Quốc vào Việt Nam. Sau đó dùng xe gắn máy vận chuyển về thị trấn Lộc Bình, thị trấn Đồng Đăng... rồi dùng ô tô tải loại nhỏ vận chuyển sâu vào nội địa để tiêu thụ. Trước thực tế đó, lực lượng đều xác định: công tác đấu tranh phòng, chống gia cầm, sản phẩm gia cầm vận chuyển trái phép là một trong những nhiệm vụ trọng tâm.

Để kiểm soát tình trạng này, các lực lượng như Bộ đội BP tỉnh, Công an, Hải quan, QLTT... đã và đang chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tăng cường công tác phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm trái phép qua địa bàn kiểm soát. Đồng thời, nắm tình hình, kiểm soát, phát hiện và bắt giữ, xử lý nghiêm các đối tượng vi phạm. Chủ động phối hợp với các lực lượng chức năng trong địa bàn xử lý kịp thời các hành vi vi phạm, vận chuyển trái phép gia cầm qua biên giới.

Trí Dũng


Có thể bạn quan tâm

Heo giảm giá mạnh Heo giảm giá mạnh

Trong những ngày qua, người nuôi heo ở vùng ĐBSCL cho biết giá heo hơi giảm mạnh, hiện còn 3,4 - 3,7 triệu đồng/tạ.

07/09/2015
100 ha cỏ cho bò sữa 100 ha cỏ cho bò sữa

Ông Đinh Văn Ngự, Trưởng phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Bắc Bình (Bình Thuận) cho hay, 100 ha cỏ VA06 đầu tiên đã được Công ty TNHH Cửu Long trồng tại vùng quy hoạch chăn nuôi tại xã Sông Bình, làm nguồn thức ăn cho 1.000 con bò sữa doanh nghiệp này nhập về vào cuối năm nay. Dự án chăn nuôi bò của Công ty TNHH Cửu Long quy mô 450 ha, chăn thả 5.000 con bò sữa, bò thịt.

07/09/2015
Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ Mô hình nuôi nhím cho hiệu quả kinh tế nông hộ

Đó là mô hình của hộ ông Giãng Văn Nhãn (còn gọi là ông Năm Nhãn) ở ấp Hội An, xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh. Trong một chuyến tham quan các trang trại nuôi động vật hoang dã có hiệu quả kinh tế ở Thành phố Hồ Chí Minh, qua tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm thấy rất thích hợp với vùng đất ở địa phương, về nhà ông Nhãn đã đầu tư làm chuồng trại mua 5 cặp nhím về nuôi thử nhiệm.

07/09/2015
Từ Bá Đạt, bất đắc dĩ thành vua giống nếp thơm đặc sản ở An Giang Từ Bá Đạt, bất đắc dĩ thành vua giống nếp thơm đặc sản ở An Giang

Ở miền Tây, nói đến nơi trồng nếp thì ai cũng nghĩ chỉ có ở vùng đất cù lao Phú Tân (An Giang), vì xứ sở này từ lâu vốn nổi tiếng như một vương quốc nếp với thương hiệu đặc sản nếp Phú Tân, thế nhưng tìm người lai tạo giống nếp thơm thực thụ thì chưa có.

07/09/2015
Đua nhau trồng tiêu bằng trụ cao su sống Đua nhau trồng tiêu bằng trụ cao su sống

Thay vì chặt bỏ cả vườn cây cao su để chuyển đổi sang cây trồng khác, nhiều nông dân trong tỉnh Đăk Nông đã liều lĩnh chắn rễ, rong tỉa, hãm ngọn cây cao su để làm trụ sống trồng hồ tiêu.

07/09/2015
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.