Tiêu Thụ Lúa Gạo Tái Cơ Cấu Để Giảm Áp Lực
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.
Ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm nghề muối (NN&PTNT) - cho biết: “Đợt tạm trữ từ ngày 15/3 – 30/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giao cho 133 thương nhân mua tạm trữ. Trong thời gian triển khai thu mua, đã có 16 ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay đạt doanh số 8.256,49 tỷ đồng, lãi suất từ 6,5- 7%/năm”.
Nhờ vậy, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng từ 100 – 200 đồng/kg, giá gạo tăng từ 50 - 100 đồng, giá gạo thành phẩm xuất khẩu các loại cũng tăng từ 150- 200 đồng/kg so với trước thời điểm mua tạm trữ, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi 30%. Nhờ triển khai thu mua tạm trữ đã giữ được mặt bằng xuất khẩu, hạn chế tình trạng ép giá, phá giá của thương nhân nước ngoài cũng như thương nhân trong nước.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám:
Thực hiện việc mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2013-2014 vừa qua là biện pháp kịp thời nhằm bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa. Tuy nhiên, việc tạm trữ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần tái cơ cấu nông nghiệp để giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc thu mua tạm trữ là giải pháp kịp thời, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ở địa phương. Đây là năm có nhiều doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu, giảm chỉ tiêu thu mua. Cụ thể, trong 133 doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu, có 6 doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu và có 5 doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu.
Trong khi đó, tại tỉnh Hậu Giang, đợt tạm trữ vừa qua chưa mua được sản lượng đã giao do khó khăn về tài chính. Hiện toàn tỉnh còn tồn đọng hơn 30.000 tấn lúa và vụ hè thu cũng đã bắt đầu thu hoạch với sản lượng khoảng 370.000 tấn nên áp lực tiêu thụ lúa trong dân khá lớn.
Ông Nguyễn Thành Nhơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - mong muốn: “Hiện tại tỉnh có 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động mạnh nên đề nghị Bộ Công Thương cho phép thành lập 1 - 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo để tiêu thụ lúa gạo trong dân”.
Ông Nguyễn Thanh Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - cho biết: “ĐBSCL sản xuất lúa 3 vụ/năm, sản lượng có thể dư thừa xuất khẩu gạo thì việc chuyển sang trồng cây khác, chuyển sang làm công nghiệp sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với diện tích trồng lúa hiện nay”.
Có thể bạn quan tâm
Tỉnh Lâm Đồng đang thực hiên Dự án rau sạch - sản xuất rau chất lượng cao xuất khẩu (XK) sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để rau Lâm Đồng XK “xuôi chèo mát mái” vào thị trường triển vọng nhất châu Á này còn nhiều việc phải làm.
Tỉnh Lâm Đồng đang thực hiên Dự án rau sạch - sản xuất rau chất lượng cao xuất khẩu (XK) sang thị trường Nhật Bản. Tuy nhiên, để rau Lâm Đồng XK “xuôi chèo mát mái” vào thị trường triển vọng nhất châu Á này còn nhiều việc phải làm.
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật TP Cần Thơ, hiện tổng diện tích nhiễm các đối tượng dịch hại trên lúa hè thu 2015 khoảng 1.115 ha, tăng hơn 247 ha so với cùng kỳ năm 2014. Các đối tượng gây hại chủ yếu là rầy nâu, bù lạch và bệnh đạo ôn lá.
Đến nay gần 80% diện tích trồng hành lá ở tỉnh An Giang đã thu hoạch, phấn khởi với năng suất và giá hành lá đang ở mức cao nhất từ trước đến nay, trừ chi phí người trồng hành còn được lợi nhuận trên 200 triệu đồng/ha, cao gấp 20 lần trồng lúa.
Ngày 17-4 UBND huyện Đak Hà (Kon Tum) cho biết vừa phối hợp với Văn phòng điều phối EDE Consulting khu vực Châu Á-Thái Bình Dương tổ chức Hội thảo giới thiệu dự án “Việt Nam có thể sản xuất nhiều cà phê hơn với ít nước tưới hơn-Hướng tới giảm lượng nước tưới trong sản xuất cà phê”.