Đưa Vào Hoạt Động Nhà Máy Chế Biến Bột Cá Quy Mô Lớn Nhất Châu Á

Sáng 19-4, tại xã Thụy Tân, huyện Thái Thụy (tỉnh Thái Bình), Công ty TNHH chế biến thủy sản Thụy Hải đã đưa vào hoạt động Nhà máy chế biến bột cá công suất 450 tấn cá nguyên liệu/ngày. Đây là một trong những nhà máy chế biến bột cá hiện đại và có quy mô lớn nhất châu Á.
Dự án Nhà máy chế biến bột cá có tổng đầu tư khoảng 120 tỷ đồng, tại cụm công nghiệp Thụy Tân được khởi công tháng 2-2013 trên diện tích xây dựng hơn năm ha, bao gồm bốn dây chuyền thiết bị đồng bộ chế tạo tại Thái Lan theo tiêu chuẩn và công nghệ châu Âu; hệ thống cung cấp hơi điều khiển tự động, tổng công suất 21 tấn/giờ sử dụng công nghệ tầng sôi đốt bằng đa nhiên liệu chủ yếu dùng trấu, mùn cưa.
Hệ thống xử lý nước thải sử dụng công nghệ Unitank, vận hành xử lý nước thải bằng vi sinh, công suất 350 mét khối nước/ngày đêm, nước sau khi thải ra môi trường đạt tiêu chuẩn VN11-2008 loại A.
Quy trình sản xuất bột cá được vận hành khép kín, cá tươi nguyên liệu được hấp sấy, loại bỏ tạp chất và nghiền mịn theo tiêu chuẩn dùng làm nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản và thức ăn chăn nuôi.
Nhà máy đi vào hoạt động góp phần hạn chế việc nhập khẩu bột cá từ nước ngoài, thúc đẩy khai thác nguồn nguyên liệu tại khu vực Bắc Trung Bộ và nâng cao thu nhập cho ngư dân các tỉnh ven biển.
Có thể bạn quan tâm

Gom cá giống đưa đi các tỉnh xa có nhiều rủi ro nhưng với ai thạo nghề vẫn có lãi. Đó là chia sẻ của những người làm nghề thu mua cá giống tại xã Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang). Nhờ "đội quân" này mà các ao nuôi ở nhiều tỉnh, thành phía Bắc có đủ nguồn giống để sản xuất.

Ngoài ra, 100% hộ dân đã chủ động dự trữ cỏ khô, rơm, thức ăn tinh, đảm bảo thức ăn cho gia súc những ngày giá rét. Đồng thời, các hộ sử dụng nương, ruộng gần nhà trồng thêm ngô dày, cỏ VA06, cỏ voi (52 ha) cung cấp thức ăn xanh cho gia súc trong mùa đông.

Trong khi đó ở Thạch Thành (Thanh Hóa), nhiều gia đình lại đang có thu nhập cao từ con nuôi đặc sản, được bà con duy trì trong nhiều năm, theo hướng mở rộng sản xuất, từng bước xóa đói, giảm nghèo.

Sau hơn 6 tháng ứng dụng quy trình sản xuất hành lá theo tiêu chuẩn VietGAP, sáng 27/11/2014, Chi cục Bảo vệ thực vật Vĩnh Long phối hợp Trung tâm Chất lượng nông lâm thủy sản vùng 6 trao giấy chứng nhận VietGAP (ảnh) cho 10 nông dân của Hợp tác xã Rau - củ quả Tân Bình (ấp Tân Thới, xã Tân Bình, Bình Tân, Vĩnh Long), với tổng diện tích 5ha. Tổng kinh phí thực hiện dự án trên 86 triệu đồng, thời hạn 2 năm.

Ông Phạm Văn Trường, ấp 2, xã Long Hòa cho biết: Lúa trồng ở đây đảm bảo sạch 100%, không dư lượng thuốc BVTV. Lúa bị sâu, rầy bà con xả nước vào ngập đọt ngâm khoảng 12 giờ rồi xả nước ra không con nào sống nổi. Các giống lúa thơm, lúa chất lượng cao được trồng trên đất nuôi thủy sản.