Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu Thụ Lúa Gạo Tái Cơ Cấu Để Giảm Áp Lực

Tiêu Thụ Lúa Gạo Tái Cơ Cấu Để Giảm Áp Lực
Publish date: Tuesday. June 17th, 2014

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đợt thu mua tạm trữ tạm trữ lúa, gạo tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã giúp nông dân bảo đảm có lãi 30%, tuy nhiên vẫn còn nhiều bấp cập.

Ông Võ Thành Đô - Phó Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm nghề muối (NN&PTNT) - cho biết: “Đợt tạm trữ từ ngày 15/3 – 30/4, Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) đã giao cho 133 thương nhân mua tạm trữ. Trong thời gian triển khai thu mua, đã có 16 ngân hàng thương mại cho các doanh nghiệp vay đạt doanh số 8.256,49 tỷ đồng, lãi suất từ 6,5- 7%/năm”.

Nhờ vậy, giá lúa tại các tỉnh ĐBSCL đã tăng từ 100 – 200 đồng/kg, giá gạo tăng từ 50 - 100 đồng, giá gạo thành phẩm xuất khẩu các loại cũng tăng từ 150- 200 đồng/kg so với trước thời điểm mua tạm trữ, bảo đảm cho người trồng lúa có lãi 30%. Nhờ triển khai thu mua tạm trữ đã giữ được mặt bằng xuất khẩu, hạn chế tình trạng ép giá, phá giá của thương nhân nước ngoài cũng như thương nhân trong nước.

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám:

Thực hiện việc mua tạm trữ lúa gạo vụ đông xuân 2013-2014 vừa qua là biện pháp kịp thời nhằm bảo đảm lợi nhuận cho người trồng lúa. Tuy nhiên, việc tạm trữ là giải pháp trước mắt, về lâu dài, cần tái cơ cấu nông nghiệp để giảm áp lực tiêu thụ lúa gạo.

Nhiều đại biểu cho rằng, việc thu mua tạm trữ là giải pháp kịp thời, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc triển khai, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ lúa gạo ở địa phương. Đây là năm có nhiều doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu, giảm chỉ tiêu thu mua. Cụ thể, trong 133 doanh nghiệp được phân bổ chỉ tiêu, có 6 doanh nghiệp xin trả lại chỉ tiêu và có 5 doanh nghiệp xin giảm chỉ tiêu.

Trong khi đó, tại tỉnh Hậu Giang, đợt tạm trữ vừa qua chưa mua được sản lượng đã giao do khó khăn về tài chính. Hiện toàn tỉnh còn tồn đọng hơn 30.000 tấn lúa và vụ hè thu cũng đã bắt đầu thu hoạch với sản lượng khoảng 370.000 tấn nên áp lực tiêu thụ lúa trong dân khá lớn.

Ông Nguyễn Thành Nhơn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh - mong muốn: “Hiện tại tỉnh có 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo, nhưng chỉ có 1 doanh nghiệp hoạt động mạnh nên đề nghị Bộ Công Thương cho phép thành lập 1 - 2 doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu gạo để tiêu thụ lúa gạo trong dân”.

Ông Nguyễn Thanh Nguyên - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An - cho biết: “ĐBSCL sản xuất lúa 3 vụ/năm, sản lượng có thể dư thừa xuất khẩu gạo thì việc chuyển sang trồng cây khác, chuyển sang làm công nghiệp sẽ tăng cao gấp nhiều lần so với diện tích trồng lúa hiện nay”.


Related news

Vì sao xuất hiện chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi Vì sao xuất hiện chất cấm trong sản xuất thức ăn chăn nuôi

Đi tìm hiểu mới vỡ lẽ, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi buộc phải đưa chất cấm vào sản phẩm của mình để “giữ chân” các chủ trại và hàng ngàn đại lý trung gian khắp cả nước, nhằm có được doanh số cao…

Thursday. November 26th, 2015
Liên kết nuôi gà công nghiệp Liên kết nuôi gà công nghiệp

Nhờ liên kết, các trại gà công nghiệp tại xã Diên Lộc (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) đang phát huy hiệu quả.

Thursday. November 26th, 2015
Chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội sức cạnh tranh kém Chăn nuôi bò sữa ở Hà Nội sức cạnh tranh kém

Hiện chăn nuôi bò sữa (CNBS) ở Hà Nội đang phát triển mạnh về số lượng, nhiều trang trại bắt đầu mở rộng quy mô chăn nuôi, đưa khoa học, kỹ thuật và công nghệ cao vào sản xuất.

Thursday. November 26th, 2015
Hiệu quả từ cây vụ đông sớm ở Nam Điền Hiệu quả từ cây vụ đông sớm ở Nam Điền

Trong khi ở các địa phương khác mới trồng cây vụ đông thì tại xã Nam Điền (Nghĩa Hưng, Nam Định), cà chua, bắp cải, bí xanh… đã bắt đầu cho thu hoạch.

Thursday. November 26th, 2015
Giá cà phê thu chín cao gấp rưỡi cà phê xô Giá cà phê thu chín cao gấp rưỡi cà phê xô

Theo thông tin từ ông Võ Khanh, Chủ nhiệm HTX Cầu Đất Xuân Trường, một đơn vị hiện đang thu mua và chế biến cà phê Arabica tươi cho biết, giá cà phê thu hái đạt chuẩn cao gấp rưỡi cà phê hái xô.

Thursday. November 26th, 2015