Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu thụ bí đỏ ở Tân Đức giảm giá vẫn bí đầu ra

Tiêu thụ bí đỏ ở Tân Đức giảm giá vẫn bí đầu ra
Publish date: Wednesday. April 15th, 2015

5 năm trở lại đây, bí đỏ trở thành một trong những cây trồng chủ lực trong sản xuất vụ đông ở xã Tân Đức (Phú Bình). Tuy nhiên, do không có thị trường ổn định nên việc tiêu thụ sản phẩm của bà con nông dân trở nên bấp bênh.

Nếu như những năm trước, đến thời điểm này quả bí đã được tiêu thụ hết thì năm nay bí đỏ ở Tân Đức lại lâm vào cảnh ế ẩm và rớt giá.

Ông Đào Văn Khương, Phó chủ tịch UBND xã Tân Đức cho biết: Do cây bí đỏ phù hợp với đồng đất của địa phương lại mất ít công chăm sóc nên nhiều năm nay bà con nông dân trong xã đã chọn làm cây trồng chính cho vụ đông. Trung bình mỗi năm, người dân trong xã trồng được hơn 60ha bí đỏ, sản lượng đạt hơn 1.000 tấn quả, với giá bán trung bình từ 3.000 - 5.000 đồng/kg.

Nếu chăm sóc tốt mỗi sào bí có thể cho thu hoạch từ 4 - 6 tạ quả và cho thu lãi khoảng 1 triệu đồng. Tuy nhiên, năm nay ngoài việc ảnh hưởng thời tiết khiến năng suất bí đỏ vụ đông giảm từ 1 - 2 tạ/sào so với mọi năm thì giá bán cũng rất thấp, chỉ từ 1.500 - 2.500 đồng/kg mà vẫn không có thương lái đến thu mua. Hiện toàn xã vẫn còn tồn đọng khoảng hơn 600 tấn quả.

Đến nhà các hộ dân ở những xóm tập trung nhiều diện tích bí đỏ, chúng tôi đều chứng kiến một cảnh tượng chung là quả bí đỏ xếp chật kín trong nhà. Do không tiêu thụ kịp, có nhiều quả đã bị thối rữa vì chuột gặm, nước chảy cả ra nền nhà khiến ruồi muỗi bu lại và bốc mùi khó chịu.

Chị Nguyễn Thị Thanh, ở xóm Tân Ngọc nhìn đống bí chất đầy trong nhà ngao ngán nói: Vụ đông vừa qua gia đình tôi trồng 10 sào bí đỏ, thu hoạch được gần 4 tấn quả. Cứ ngỡ năm nay bí mất mùa thì sẽ bán được giá nhưng đến giờ tôi mới bán được khoảng 5 tạ quả, với giá từ 2.000 - 2500 đồng/kg, rẻ hơn năm ngoái 3.000 đồng/kg. Số bí còn tồn đọng trong nhà nhiều quả đã bị thối nên tôi buộc phải để cho trâu, bò ăn.

Theo những người dân địa phương, năm ngoái bí đỏ mới thu hoạch về đã có thương lái đến tận nhà mua, ở thời điểm đầu vụ và chính vụ, giá bí bán được từ 3.000 - 4.000 đồng/kg, cuối vụ giá bí tăng thêm được từ 2.000 - 3.000 đồng/kg mà còn không có để bán. Trong khi năm nay, hầu như nhà nào cũng còn tồn đọng khoảng vài tấn bí khiến bà con rất lo lắng.

Chị Đỗ Thị Phượng, ở xóm Trại Vàng cho biết: Vụ đông năm 2013, gia đình tôi trồng 7 sào bí đỏ, bán với giá trung bình 4.000 đồng/kg đã thu về được hơn 8 triệu đồng. Vụ đông năm 2014 tôi trồng thêm 4 sào, thu về hơn 3 tấn quả nhưng hiện tại tôi mới chỉ bán được 3 tạ, số còn lại vẫn đang chất đống ở trong bếp và ngoài chuồng trâu mà chưa biết bao giờ mới bán được.

Thực trạng ở xã Tân Đức là vậy nhưng khi chúng tôi đi khảo sát tại một số chợ ở T.P Thái Nguyên như chợ Đồng Quang, chợ Túc Duyên… thì giá bí đỏ vẫn được bán với giá khá cao, từ 6.000 - 8.000 đồng/kg. Đề cập vấn đề này với bà con nông dân trong xã, chúng tôi được biết khi đến mùa thu hoạch, các thương lái thường trực tiếp đến thu mua, định đoạt giá cả nên dẫn đến đầu ra không ổn định.

Riêng năm nay, Khi hỏi về nguyên nhân khiến bí đỏ ế ẩm và giảm giá như vậy, hầu hết các thương lái đều có câu trả lời là do sau khi thu mua về họ không hợp đồng tiêu thụ được với các bếp ăn tập thể, cửa hàng, quán ăn…nên không dám mua nhiều và trả giá cao cho người nông dân.

Hiện toàn xã Tân Đức có hơn 2.000 hộ dân, trong đó có hơn 80% số hộ sống bằng nghề trồng hoa màu nên việc bí đỏ mất giá, không có người thu mua đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân trong xã. Vì vậy, nhiều hộ dân đã nghĩ đến chuyện giảm diện tích trồng bí đỏ ở vụ đông năm nay hoặc chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế cao hơn.

Thiết nghĩ, với những tiềm năng và thế mạnh của địa phương thì Tân Đức hoàn toàn có thể trở thành một vùng chuyên canh bí của huyện Phú Bình. Tuy nhiên để khuyến khích người nông dân phát triển loại cây trồng này thì chính quyền xã cần quan tâm, chủ động hơn nữa trong việc quản lý, liên kết với các đầu mối tiêu thụ để hỗ trợ tổ chức thu mua cho nông dân. Có như vậy người dân mới yên tâm sản xuất và tránh được tình trạng bí đỏ bị giảm giá như hiện nay.


Related news

Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo Làm Giàu Từ Mô Hình Nuôi Rắn Trong Vèo

Đầu năm 2009, với việc đầu tư gần 50 triệu đồng xây dựng chuồng trại thả nuôi 150 thỏ con, do thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật nuôi nên thỏ bị dịch bệnh, việc chăn nuôi thất bại”. Không từ bỏ quyết tâm, cuối năm 2009, anh quyết định chuyển sang đầu tư nuôi rắn ri cá, ri voi cho kết quả khả quan.

Friday. October 17th, 2014
Trở Về Với Bưởi Năm Roi Trở Về Với Bưởi Năm Roi

Huyện Châu Thành có thế mạnh vườn cây ăn trái, với diện tích hơn 9.000ha. Trong đó, bưởi Năm Roi chiếm gần 20%, với hơn 1.705ha. Nhưng 3 năm trở lại đây, diện tích và sản lượng bưởi ở Châu Thành có xu hướng giảm do vườn bưởi bị lão hóa, ảnh hưởng thời tiết làm phát sinh mầm bệnh.

Friday. October 17th, 2014
Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm Người Nuôi Cá Lóc Trúng Đậm

Người nuôi cá lóc ở ĐBSCL đang thắng lớn khi giá cá đang đứng ở mức 42.000-45.000 đồng/kg. Với giá này, sau khi trừ chi phí người nuôi thu về lợi nhuận từ 10.000-15.000 đồng/kg.

Friday. October 17th, 2014
Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu Giao Phong Khai Thác Thế Mạnh Vùng Đồng Màu

Với lợi thế vùng đồng màu cùng với kinh nghiệm sản xuất qua nhiều năm tích lũy, các hộ nông dân xã Giao Phong (Giao Thủy) đã thực hiện nhiều biện pháp thâm canh, chuyển đổi mạnh về cơ cấu cây trồng với các công thức luân canh, xen canh, gối vụ hoặc trồng cây rau màu trái vụ một cách hợp lý, phù hợp với từng chất đất và mùa vụ, tổ chức sản xuất hàng hóa gắn với dịch vụ thị trường tạo nên nhiều cánh đồng cho thu nhập hàng trăm triệu trên mỗi ha.

Friday. October 17th, 2014
Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm Tái Cơ Cấu Ngành Lâm Nghiệp Tập Trung 4 Nhiệm Vụ Trọng Tâm

Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp, trong đó tập trung ưu tiên 4 nhiệm vụ trọng tâm, gồm: 1- Nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất; 2- Nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm gỗ qua chế biến; 3- Phát triển kinh tế hợp tác và liên kết theo chuỗi giá trị sản phẩm trong lâm nghiệp; 4- Phát triển thị trường gỗ và sản phẩm gỗ.

Friday. October 17th, 2014