Làm Giàu Nhờ Nuôi Chim Cút
Nhờ tinh thần ham học hỏi, dám nghĩ, dám làm, anh Nguyễn Văn Hùng ở làng Can Bi, xã Phú Xuân (Bình Xuyên - Vĩnh Phúc) đã tìm ra con đường làm giàu cho mình: Nuôi chim cút.
Hiện, mô hình nuôi chim cút đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà nông, bởi dễ nuôi, ít bệnh, không đòi hỏi nhiều công chăm sóc.
Chia sẻ về hành trình đến với nghề nuôi chim cút, anh Hùng cho biết: “Tôi bắt đầu nuôi chim cút cách đây 3 năm. Mới đầu, do vốn không nhiều, tôi chỉ dự định mở mô hình vừa và nhỏ nhưng bây giờ trang trại có tới 5.000 con chim cút, thu được 4.990 quả trứng/ngày”. Đó là chưa kể nguồn thu nhập từ phân chim (200.000 đồng/ngày) bán cho các hộ nuôi cá.
Theo anh Hùng, số vốn anh bỏ ra là 300 triệu đồng, trong đó tiền xây dựng chuồng trại, con giống hết 200 triệu đồng.
Về kinh nghiệm nuôi chim cút, anh Hùng chia sẻ: “Chim cút dễ nuôi, chi phí thấp, giá bán tương đối cao, lúc nào thị trường cũng có nhu cầu. Để đảm bảo chim cút cho trứng đều, cần cho chim ăn đủ 4 bữa: sáng - trưa - chiều - tối. Từ lúc trứng nở đến khi được 36 ngày tuổi, chim có thể đẻ trứng, mang lại lợi nhuận cho người chăn nuôi. Muốn chim cút không bị dịch bệnh, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, cho uống thuốc để tăng sức đề kháng. Đây là mô hình chăn nuôi không tốn diện tích, mọi người ai cũng có thể áp dụng”.
Ông Lê Văn Tuấn ở thị trấn Vĩnh Tường (huyện Vĩnh Tường) cho biết: “Mới đầu, người dân còn e ngại với giống vật nuôi này nhưng khi thấy anh Hùng mạnh dạn đầu tư chuồng trại, nâng quy mô nuôi từ 3.000 con lên 5.000 con và cho hiệu quả kinh tế cao nên người dân quê tôi cũng hào hứng áp dụng”.
Có thể bạn quan tâm
Rời quê Vĩnh Phúc lên xã Sam Mứn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) lập nghiệp cách đây hơn chục năm trước, thời gian đầu rất gặp rất nhiều khó khăn do không nhà cửa, không đất sản xuất, với chút vốn ít ỏi và vài chục con vịt giống mang theo để bán, anh Phan Văn Mão đành phải dựng lán ở bờ sông Nậm Rốm để mưu sinh bằng nghề bán vịt giống. Đến nay anh đã trở thành chủ trang trại vịt lớn nhất Điện Biên.
Vẫn biết là cuộc sống không hiếm những lối rẽ bất ngờ, những sự đổi thay vượt quá những điều ta vẫn nghĩ, tôi không thể kìm được tiếng thốt ngạc nhiên khi đứng trước vườn cao su trồng mới năm 2008 của Nông trường An Phú thuộc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông…
Theo báo cáo từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Ba Tri (Bến Tre), diện tích thả nuôi giống tôm biển ước đến hết 6 tháng đạt khoảng 1.200 ha, tập trung tại các xã: An Đức, Bảo Thuận, An Thủy, Tân Xuân, Vĩnh An, An Hòa Tây.
Khi việc tìm kiếm tôm sú ngày càng trở nên khó khăn hơn, đặc biệt là với các mức giá hợp lý, có một vài cuộc thảo luận của những người trong ngành cho rằng nó đang trở thành một sản phẩm cao cấp của thị trường ngách
Ông Nguyễn Văn Hùng - Chủ tịch UBND xã Bình Thạnh (Thạnh Phú - Bến Tre) cho biết, từ khi Dự án 418 khép kín, ngọt hóa, các ấp: Thạnh Bình, An Thạnh, một phần Thạnh Quí B và Thạnh Quí A, người dân làm lúa được một vụ.