Cảnh Giác Trước Việc Thương Lái Trung Quốc Thu Mua Vịt Đẻ Trứng
Sau hàng loạt các vụ thu mua móng trâu, móng bò, đỉa và gần đây nhất là thu mua mỡ heo, ốc bươu vàng để xuất khẩu, hiện nay thương lái Trung Quốc lại thu mua vịt đẻ. Việc này không chỉ làm giảm khả năng tận diệt ốc bươu vàng từ loài thủy cầm có ích như vịt đẻ mà còn làm mất cân đối về giống trong bầy đàn ảnh hưởng tới sự phát triển số lượng của đàn vịt, giảm hiệu quả kinh tế của ngành chăn nuôi.
Biển hiệu “Thu mua vịt đẻ” như thế này đã thu hút sự chú ý của không ít người dân qua lại. Loài thủy cầm có ích, khả năng cho trứng cao giúp phát triển kinh tế bền vững lại được kêu gọi thu mua tại một lò giết mổ!?!
Năm nay, cơ sở giết mổ gia cầm ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ này đã thu mua xuất khẩu khoảng 4 chuyến hàng, với hơn 60 ngàn con vịt. Điều lạ ở đây là toàn bộ số vịt đưa vào giết mổ tiêu thụ chỉ là vịt đẻ. Tất cả đều được đóng gói xuất sang Trung Quốc.
Nuôi hơn 700 con vịt đẻ, bà Dương Thị Phường ngụ huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ ước tính bình quân mỗi tháng gia đình bà có thêm thu nhập từ 4 đến 5 triệu đồng. Thế nhưng hiện nay, bà Phường cũng như nhiều hộ dân nơi đây rất lấy làm lạ, khi thương lái ngoài việc thu mua trứng còn thực hiện thu mua vịt đẻ với số lượng rất lớn.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Cần Thơ, tổng đàn vịt chạy đồng trên địa bàn hiện có hơn 1,2 triệu con. Với số lượng như thế, hàng năm, vịt chạy đồng đã mang lại nguồn lợi nhuận hàng trăm triệu đồng cho người chăn nuôi. Bên cạnh lợi ích về mặt kinh tế, loài thủy cầm này còn có khả năng tận diệt ốc bươu vàng khá cao.
Mới đây, Phòng Xuất nhập cảnh Công an TP Cần Thơ đã buộc trục xuất 2 người Trung Quốc do vi phạm thu mua vịt đẻ trái phép.
Việc phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hoạt động thương mại như thế là cần thiết. Thế nhưng hiện nay, điều quan trọng là chính người dân cần tỉnh táo khi quyết định bán hàng nông sản của mình, nên tính toán hiệu quả bền vững lâu dài chứ đừng chạy theo lợi nhuận trước mắt.
Có thể bạn quan tâm
Vụ đông năm nay, 125 hộ ND xã Đông Sơn (Tam Điệp, Ninh Bình) lần đầu tiên áp dụng quy trình trồng dưa chuột bao tử theo tiêu chuẩn VietGAP. Các hộ hoàn toàn có thể yên tâm về đầu ra.
Với diện tích trên 150ha, thu nhập bình quân lên đến 400 - 600 triệu đồng/ha/năm, rau cần đã và đang trở thành cây trồng chủ lực giúp nhiều hộ dân ở xã Hoàng Lương (Hiệp Hòa, Bắc Giang) có của ăn của để, thành triệu phú.
Sở hữu gần 400 chậu cây cảnh, mỗi năm ông Lê Quang Thạo, thôn Kim Sơn, thị trấn Vôi, Bắc Giang có thu nhập hàng trăm triệu đồng.
Đến xã Thành Tiến (huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá) hỏi Nghĩa “Dabaco” ai cũng biết, bởi anh là chủ nhân trang trại 2ha, nuôi hơn 6.000 con gà J-Dabaco, mỗi năm thu lãi hàng trăm triệu đồng.
Ngày 22.11, Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước cho biết đã phối hợp với Tổ chức SNV và Công ty Nedspice giới thiệu và triển khai Dự án “Phát triển sản xuất tiêu bền vững” trên địa bàn tỉnh này.