Tiêu Hủy 1.343 Kg Đậu Nành Rau Nhiễm Dư Lượng Thuốc Bảo Vệ Thực Vật

Vụ đông xuân 2013-2014, Công ty Antesco ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm đậu nành rau với diện tích 70 héc-ta của nông dân thị trấn Cái Dầu (An Giang).
Ngày 11-12-2013, công ty tiến hành lấy mẫu đậu nành rau nguyên liệu kiểm tra dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trước khi thu hoạch tại hộ nông dân Phan Văn Đây (thị trấn Cái Dầu, Châu Phú) tại Trung tâm Kiểm nghiệm nông thủy sản AGITEST.
Kết quả, phát hiện nhiễm thuốc kích thích và thuốc bảo vệ thực vật vượt mức cho phép, hàm lượng Cypermethrin vượt 9,15 lần, Difecconazole vượt 16,22 lần. Công ty đã lập biên bản và tiến hành tiêu hủy toàn bộ số sản phẩm này, đồng thời cảnh báo các nông dân khác không tự ý sử dụng thuốc ngoài danh mục, tuân thủ đúng quy trình hướng dẫn, để bảo vệ uy tín, thương hiệu công ty khi xuất hàng sang thị trường nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Với địa hình đồng đất canh tác nông nghiệp của Cẩm Khê phần lớn diện tích là vùng trũng, vùng lòng chảo, ngập úng nhiều, vào vụ mùa, năng suất lúa phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, khí hậu, do vậy từ năm 2008, sau khi thu hoạch vụ chiêm, mô hình canh tác lúa tái sinh ở Cẩm Khê được nông dân áp dụng nhiều và phát triển ra nhiều xã với diện tích lớn.

Nuôi chim yến mang lại hiệu quả kinh tế cao nhưng không phải ai đầu tư cũng thành công. Nó được ví là nghề nuôi “chim trời, cá bể” vì có người đầu tư hàng tỷ đồng xây nhà thu hút yến nhưng chim không về, song có nơi loài chim này tự tìm về làm tổ nơi nhà kho hay chính trong căn nhà cho người ở.

Sau hơn một năm bị mất mùa, hơn một tuần vừa qua, sứa đã bắt đầu xuất hiện trở lại trong khu vực đầm Ô Loan (huyện Tuy an), tạo cơ hội cho ngư dân ven đầm có nguồn thu nhập đáng kể.

Đó là cây chuối, sâm, keo và con bò, heo, dê. Sáu loại cây trồng, vật nuôi này có nguồn tiêu thụ mạnh, phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng miền núi, đem lại thu nhập cao và nhất là dễ thực hiện khi mà tập tục sản xuất của người dân còn lạc hậu. Đầu tư mạnh cho 3 cây, 3 con này sẽ tạo điều kiện cho các hộ dân ở Nam Trà My thoát đói nghèo.

Ở trang trại của anh chị Nguyễn Hồng Quyền - Trần Thị Thu Hường trên đường Đặng Thái Thân, phường 3, Đà Lạt, cây nấm linh chi quý hiếm này đã thực sự được bàn tay con người thuần dưỡng, cung cấp cho thị trường những tai nấm linh chi đỏ thượng hạng.