Phối Hợp Đưa Vốn Tín Dụng Phục Vụ Phát Triển Nông Nghiệp, Nông Thôn

Thời gian qua, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh huyện Thọ Xuân (Agribank Thọ Xuân) đã thông qua các tổ chức hội nông dân (HND), hội liên hiệp phụ nữ (LHPN) từ huyện đến xã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho hội viên được tiếp cận với các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế, góp phần nâng cao đời sống nhân dân, thay đổi diện mạo nông thôn.
Tính đến ngày 1- 11, tổng dư nợ của Agribank Thọ Xuân theo nghị quyết liên tịch là 372 tỷ đồng, tăng 58,2 tỷ đồng so với đầu năm, đạt 158% kế hoạch Agribank Thanh Hóa giao năm 2014, với 10.119 tổ viên còn dư nợ. Trong đó, dư nợ tổ vay vốn thông qua kênh HND là: 237,8 tỷ đồng, với 6.498 tổ viên còn dư nợ; qua kênh hội LHPN đạt 134,2 tỷ đồng, với 3.621 tổ viên còn dư nợ.
Thời gian tới, Agribank Thọ Xuân tiếp tục tăng cường phối hợp với HND, hội LHPN thực hiện tốt chỉ đạo của Agribank Thanh Hóa trong việc thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn; đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát của ngân hàng, HND và hội LHPN đến từng tổ vay vốn. Duy trì, củng cố, mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của tổ vay vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng đồng vốn.
Nguồn bài viết: http://www.baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n131849/Phoi-hop-dua-von-tin-dung-phuc-vu-phat-trien-nong-nghiep,-nong-thon
Có thể bạn quan tâm

Có dịp lên xứ Ban Mê vào những ngày đầu hè, giữa cái nóng đến rát người, nhìn những giọt mồ hôi rìn rịn trên mặt người nông dân đang ra sức chống hạn cho vườn cà phê, chúng tôi không chỉ thấy ở họ tình yêu với “cây và đất” mà còn bao nỗi lo toan, nhất là khi cây cà phê và thị trường cà phê quá bấp bênh.

Tính đến hết năm 2014, TP. Pleiku có 5.082 hộ gia đình nông dân đạt danh hiệu sản xuất-kinh doanh giỏi và hàng ngàn hội viên nông dân tham gia đóng góp ngày công lao động, tự nguyện di dời hàng rào, hiến đất mở đường, góp tiền xây dựng các công trình dân sinh…

Là một trong những tiêu chí quan trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới, chợ nông thôn không chỉ là nơi giao thương buôn bán của bà con nông dân, thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển mà còn là đích đến văn minh thương mại nông thôn mới. Tuy nhiên, hiện nay việc đầu tư cho chợ nông thôn trên địa bàn tỉnh vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức.

Với quyết tâm tăng sản lượng lương thực, phát triển ngành nông nghiệp của địa phương, huyện Xín Mần đang thực hiện đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với biến đổi khí hậu và đã có sự chuyển biến đáng kể.

Giữa cái nắng chói chang của những ngày tháng 5, chúng tôi có dịp đến xã Vĩnh Phúc để gặp bác Nguyễn Văn Thuận, Tổ trưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) thôn Vĩnh Xuân, xã Vĩnh Phúc, huyện Bắc Quang. Mặc dù không phải là cán bộ ngành Ngân hàng CSXH, nhưng nhiều năm làm công tác quản lý vốn vay chính sách tín dụng, hình ảnh của bác đã trở nên gần gũi và quen thuộc với người dân nơi đây.