Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam

Tiêu chuẩn ASC đối với ngành cá tra Việt Nam
Ngày đăng: 10/07/2015

Câu chuyện thần kỳ trong nuôi trồng thủy sản

Con cá tra Việt Nam là câu chuyện thần kỳ trong nuôi trồng thủy sản. Chưa một đối tượng nuôi nào có sự phát triển nhanh chóng như vậy. Chỉ trong vòng hai thập niên, sản lượng cá tra của Việt Nam đã tăng lên 50 lần (Đại học Bonn, CHLB Đức, 2011). Là loài ăn tạp, nhu cầu về ôxy và các điều kiện môi trường tương đối dễ dãi, cá tra có thể thả nuôi với mật độ rất cao, lên tới 450 - 500 tấn/ha. Sự phát triển nhanh chóng đi cùng với hàng loạt những khó khăn, thách thức và các vấn đề bền vững như môi trường, xã hội, kinh tế.

 Để giải quyết những khó khăn thách thức này cần nhiều hành động và cơ chế linh hoạt, sự tham gia của các bên trong chuỗi sản xuất và đặc biệt là chính sách phát triển của nhà nước.

Đối với nuôi trồng thủy sản nói chung, cũng như nuôi cá tra nói riêng, những vấn đề cần quan tâm là việc sử dụng nguồn tài nguyên đất, nước, các tác động tới môi trường, đa dạng sinh học, sử dụng nguồn giống, hóa chất và thuốc thú y... Ngoài ra còn những vấn đề xã hội như xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động, giữa người nuôi và cộng đồng dân cư xung quanh vùng nuôi, những đề kinh tế như hiệu quả sản xuất, giá bán... Vậy làm sao để quản lý tốt các vấn đề trên mà vẫn đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề nuôi cá tra?

Các tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững và tiêu chuẩn ASC

Trong những thập kỷ gần đây, áp dụng tiêu chuẩn được coi là một cơ chế hiệu quả trong việc hướng sản xuất theo hướng bền vững. Đối với nuôi trồng thủy sản, Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO) xây dựng Bộ Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm (CCRF) tập trung những vấn đề bền vững chính như: (1) Thẩm quyền quốc gia với vấn đề phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững; (2) Phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững trong mối quan hệ với hệ sinh thái nước xuyên quốc gia; (3) Sử dụng tài nguyên gen di truyền động vật thủy sản; (4) Nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm ở cấp độ sản xuất.

Hiện nay có hơn 30 hệ thống tiêu chuẩn nuôi trồng thủy sản bền vững khác nhau, mỗi hệ thống tiêu chuẩn có những trọng tâm và ưu tiên riêng, nhưng nhìn chung đều xoay quanh những vấn đề bền vững được xác định trong Bộ Quy tắc ứng xử trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm của FAO.

Tiêu chuẩn ASC cá tra là tiêu chuẩn tự nguyện được ban hành bởi Hội đồng Quản lý Nuôi trồng Thủy sản ASC. Giống như những tiêu chuẩn bền vững khác, ASC cũng tập trung vào các vấn đề nuôi trồng thủy sản bền vững. Tuy nhiên, ASC đặt biệt chú trọng vào các vấn đề về bảo tồn hệ sinh thái và an sinh xã hội. Những lợi ích trong quá trình sản xuất có thể thấy được từ việc áp dụng tiêu chuẩn ASC là việc giảm thiểu các tác động tiêu cực tới môi trường, tăng cường hiệu quả sản xuất (giảm tỉ lệ tiêu thụ thức ăn, tỉ lệ chết), cải thiện an sinh xã hội cho người lao động cũng như cộng đồng dân cư xung quanh vùng nuôi… Bên cạnh đó, nhu cầu mua hàng có tiêu chuẩn ASC tại thị trường nhập khẩu châu Âu đang tăng lên và sẽ trở thành yêu cầu quan trọng trong những năm tới. Những thị trường nhập khẩu khác như Mỹ, Nhật đang dần bị hấp dẫn bởi với các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chứng nhận ASC.

Ở góc độ kỹ thuật, bộ tiêu chuẩn ASC được xây dựng trong thời gian 3 năm bởi rất nhiều người và các bên liên quan trong chuỗi sản xuất như người nuôi, người chế biến, người mua, nhà khoa học, tổ chức phi chính phủ, các tổ chức bảo tồn... Việc chứng nhận theo tiêu chuẩn ASC là sự xác nhận cấp quốc tế đối với thủy sản nuôi có trách nhiệm.

Trong thời điểm hiện tại, áp dụng tiêu chuẩn ASC cá tra là biện pháp hiệu quả để đưa nghề nuôi đi theo hướng sản xuất bền vững. Nhưng chúng ta phải nhìn nhận trung thực rằng không có một biện pháp thần kỳ nào có thể giải quyết được mọi vấn đề. Tiêu chuẩn ASC cũng không thể đảm bảo hoàn toàn rằng nghề nuôi cá tra của Việt Nam sẽ bền vững. Để đạt mục tiêu này cần sự tham gia của toàn bộ các bên trong chuỗi sản xuất, những chính sách phát triển và hỗ trợ của nhà nước, của các tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học, đặc biệt là nhận thức và mong muốn của chính người nuôi.


Có thể bạn quan tâm

Xử Lý Nghiêm Sử Dụng Chất Nổ, Xung Điện Khai Thác Thủy Sản Xử Lý Nghiêm Sử Dụng Chất Nổ, Xung Điện Khai Thác Thủy Sản

Chỉ thị yêu cầu các Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban Nhân dân các địa phương tăng cường kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán, vận chuyển, tàng trữ, sử dụng chất nổ, xung điện, các ngư cụ bị cấm trong khai thác thủy sản. Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm và trước mắt tập trung thanh tra, kiểm tra tại các tỉnh nội đồng và vùng ven biển.

31/07/2014
Muối Thủ Công Hấp Dẫn Nhiều Nhà Nhập Khẩu Muối Thủ Công Hấp Dẫn Nhiều Nhà Nhập Khẩu

Dự báo nhu cầu muối thế giới dự báo sẽ tăng 2,7% mỗi năm từ 2013 đến 2018, và châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, sẽ tiếp tục là động lực thúc đẩy nhu cầu tăng thêm trên toàn thế giới.

11/04/2014
Hạt Tiêu Việt Nam Chiếm Lĩnh Thị Trường Thế Giới Hạt Tiêu Việt Nam Chiếm Lĩnh Thị Trường Thế Giới

Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 7 ước đạt 9.000 tấn, với giá trị đạt 74 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 7 tháng đầu năm 2014 tăng gần 29% về khối lượng và tăng 42% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.

31/07/2014
Thức Ăn Chăn Nuôi Kêu Trời Vì… Một Cái Thông Tư! Thức Ăn Chăn Nuôi Kêu Trời Vì… Một Cái Thông Tư!

Hiệp hội thức ăn chăn nuôi "kêu trời" vì mức thuế giá trị gia tăng (GTGT) do một số cục hải quan áp trên hàng vạn tấn bắp và lúa mì nhập khẩu do có sự hiểu lầm về hai khái niệm “thức ăn chăn nuôi” và “nguyên liệu thức ăn chăn nuôi”.

11/04/2014
Thân Và Phận Con Cá Tra Thân Và Phận Con Cá Tra

Những ai từng nhiều năm theo dõi lĩnh vực thủy sản sẽ nhận thấy, trước đây VASEP cũng từng bất lực trước tình trạng doanh nghiệp thi nhau giảm giá đến nỗi… cá tra bị kiện bán phá giá ở Mỹ. Vì thế, có thời điểm VASEP dù không chính thức đã đưa ra giá sàn xuất khẩu fillet cá tra thấp nhất là 3 USD/kg. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp "nghe rồi để đó" và vẫn bán với giá 2,6 USD/kg.

31/07/2014
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.