Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa
Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013, Đề án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong khâu cơ giới hóa thu hoạch lúa, đó là giảm 3% lượng lúa thất thoát trong 1 năm so với cắt thủ công (tương đương 35.540 tấn lúa hàng hóa, nếu tính giá lúa bình quân 5.000 đồng/kg thì số tiền mà tỉnh tiết kiệm được là 177,7 tỉ đồng).
Theo báo cáo của Ban Điều phối Đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang (do Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh làm Trưởng ban), năm 2013 Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cụ thể như: vụ đông xuân 2012-2013 diện tích thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) chiếm 79,4% diện tích trồng lúa của tỉnh (tương đương 63.440ha), tăng gần 35% so cùng kỳ (trong đó máy GĐLH của tỉnh thu hoạch 53,7% diện tích gieo trồng); vụ hè thu và thu đông 2013, diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm lần lượt 76,7% và 40,7% diện tích gieo trồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 256 máy GĐLH (trước khi triển khai Đề án, tỉnh chỉ có 130 máy).
Từ những hiệu quả bước đầu này, Ban Điều phối Đề án cho biết sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, liên hệ với các công ty, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị và các ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi khi tham gia dự án.
Có thể bạn quan tâm
Nhiều nông dân ở xã Trí Phải (H.Thới Bình, Cà Mau) có thêm thu nhập hàng chục triệu đồng mỗi năm nhờ tận dụng bờ bao vuông tôm để trồng mía.
Trong những ngày đầu tháng 10/2012, Phòng Kinh tế TP Cà Mau triển khai mô hình thực nghiệm nuôi gà bằng chế phẩm thiên nhiên cho 2 hộ dân thuộc xã Hòa Thành. Số gà được nuôi theo mô hình này là 1.500 con gà Lương Phượng.
Nhiều năm qua, phong trào nuôi cá lóc mùa lũ ở xã Tân Hòa Tây, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang thu được nhiều kết quả khả quan, được bà con nông dân ngày một nhân rộng. Mô hình này khá đơn giản, không cần nhiều diện tích, tận dụng thức ăn sẵn có trong mùa lũ, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Đặc biệt, mô hình đã giải quyết việc làm lúc nông nhàn cho bà con mùa lũ.
Chiều ngày 15/10, Chủ tịch UBND tỉnh Lê Minh Hoan và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Văn Dương chủ trì cuộc họp với lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) về việc chấn chỉnh quy hoạch vùng nuôi cá tra.
Sau nhiều năm tìm tòi, nghiên cứu các loại cây trồng, vật nuôi phù hợp để phát triển kinh tế gia đình, đầu năm 2009, anh Nguyễn Văn Công, ngụ tại ấp Cầu Vĩ, xã Mỹ Chánh (Ba Tri - Bến Tre) đã phát hiện giống ếch Thái Lan khá phù hợp với điều kiện tự nhiên của vùng đất này. Gần 4 năm qua, gia đình anh nuôi ếch Thái Lan đạt hiệu quả kinh tế cao.