Tiết Kiệm Được 177,7 Tỉ Đồng Từ Giảm Thất Thoát Sau Thu Hoạch Lúa
Thực hiện Đề án cơ giới hóa trong sản xuất lúa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2012-2015, Sở NN&PTNT tỉnh đã xây dựng kế hoạch số 14/KH-SNNPTNT ngày 30-1-2013 để phối hợp cùng các sở, ban ngành tỉnh cụ thể hóa Đề án. Năm 2013, Đề án mang lại nhiều hiệu quả thiết thực trong khâu cơ giới hóa thu hoạch lúa, đó là giảm 3% lượng lúa thất thoát trong 1 năm so với cắt thủ công (tương đương 35.540 tấn lúa hàng hóa, nếu tính giá lúa bình quân 5.000 đồng/kg thì số tiền mà tỉnh tiết kiệm được là 177,7 tỉ đồng).
Theo báo cáo của Ban Điều phối Đề án cơ giới hóa sản xuất lúa tỉnh Hậu Giang (do Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh làm Trưởng ban), năm 2013 Đề án đã mang lại nhiều hiệu quả thiết thực; cụ thể như: vụ đông xuân 2012-2013 diện tích thu hoạch lúa bằng máy gặt đập liên hợp (GĐLH) chiếm 79,4% diện tích trồng lúa của tỉnh (tương đương 63.440ha), tăng gần 35% so cùng kỳ (trong đó máy GĐLH của tỉnh thu hoạch 53,7% diện tích gieo trồng); vụ hè thu và thu đông 2013, diện tích lúa thu hoạch bằng máy GĐLH chiếm lần lượt 76,7% và 40,7% diện tích gieo trồng. Trên địa bàn tỉnh hiện có 256 máy GĐLH (trước khi triển khai Đề án, tỉnh chỉ có 130 máy).
Từ những hiệu quả bước đầu này, Ban Điều phối Đề án cho biết sẽ tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, liên hệ với các công ty, cơ sở sản xuất máy móc, thiết bị và các ngân hàng, tạo điều kiện cho người dân thuận lợi khi tham gia dự án.
Related news
Hiện nay, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, mưa kéo dài nhiều ngày là điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh sinh trưởng, ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển của cây lúa... Để hạn chế sâu bệnh hại lúa, huyện Mường Chà đã chỉ đạo phòng, ban chuyện môn, các xã, thị trấn hướng dẫn bà con cách phòng trừ sâu bệnh, thường xuyên thăm đồng, phát hiện và phòng trừ kịp thời...
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành “Hướng dẫn tạm thời về kỹ thuật trồng, nhân giống, chăm sóc, thu hái quả và sơ chế hạt cây mắcca”.
Nhiều năm gần đây, phong trào nuôi tôm tại huyện Tam Nông đang có chiều hướng đi xuống do nhiều nguyên nhân như: người dân khó khăn trong việc tìm đầu ra sản phẩm, nguồn tôm giống chất lượng cũng gặp nhiều trở ngại...
Vài năm trở lại đây, mô hình nuôi cá vẩu được nhiều người dân ở vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai chọn lựa nuôi và đã mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Trong thời gian qua, giá cá tra thương phẩm tại Đồng Tháp và An Giang liên tục sụt giảm khiến người nuôi thua lỗ, kéo theo các cơ sở sản xuất cá tra giống cũng gặp không ít khó khăn.