Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi an toàn sinh học

Tháo gỡ khó khăn trong chăn nuôi an toàn sinh học
Ngày đăng: 19/05/2015

Ðể bảo vệ, giữ vững và phát triển đàn vật nuôi theo hướng từng bước nâng cao giá trị gia tăng, nhiều địa phương đã làm tốt công tác chăn nuôi an toàn sinh học, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân... Tuy nhiên, cùng với những thuận lợi, người chăn nuôi đang phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức...

Nông dân hưởng ứng, hiệu quả kinh tế cao

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN và PTNT) tỉnh Tiền Giang, mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, áp dụng đệm lót sinh thái đang được các hộ chăn nuôi tích cực hưởng ứng. Theo thống kê, hiện nay toàn tỉnh có tổng đàn lợn hơn 595 nghìn con, trâu bò 78 nghìn con, đàn gia cầm hơn bảy triệu con, chim cút khoảng 1,5 triệu con, gà ác và vịt giống khoảng một triệu con. Ngoài ra, các hộ nông dân trong tỉnh đang chăn nuôi hàng trăm nghìn con gà tre và gà ta mang thương hiệu Gò Công hiện có uy tín cao tại thị trường trong nước với mô hình hợp tác xã theo chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi.

Có mặt tại hộ chăn nuôi ông Phan Văn Tiếu, ấp Phú Lợi C, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, chúng tôi được "mục sở thị" trang trại chăn nuôi gà ác hơn bốn nghìn con theo mô hình công nghệ sinh học do Trung tâm Khuyến nông tỉnh hướng dẫn. Với sáu công đất, gia đình ông đầu tư chuồng trại nuôi gà ác giống và thịt hơn ba công đất. Diện tích đất còn lại hộ gia đình này sử dụng nuôi cá, trồng bưởi Lông cổ cò và xây hầm bi-ô-ga bảo đảm vệ sinh. Ông Tiếu cho biết, áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất cho nên thời gian đầu gia đình ông nuôi thử nghiệm hai nghìn con gà. Sau đó, nhờ được giá, có thị trường ổn định đã tăng đàn lên hơn bốn nghìn con. Mỗi ngày, gia đình ông thu được hơn một nghìn quả trứng với giá bán 2.300 đồng/quả.

Hiện nay, tại huyện Chợ Gạo, ngoài gia đình ông Tiếu cũng có rất nhiều hộ dân tham gia mô hình chăn nuôi an toàn sinh học cho năng suất cao. Các mô hình chăn nuôi lợn của hộ gia đình ông Nguyễn Quốc Bảo, chăn nuôi gà tre của hộ gia đình ông Nguyễn Thanh Liêm (huyện Chợ Gạo), nuôi gà tre của Tổ hợp tác chăn nuôi chim cút Trần Nguyễn Hồ (huyện Châu Thành)... đã và đang góp phần quan trọng thúc đẩy kinh tế nông hộ của địa phương. Theo Phó Giám đốc Sở NN và PTNT Lê Minh Khánh, hiện nay, các hộ chăn nuôi của tỉnh đang nhân rộng các mô hình chăn nuôi an toàn sinh học, nhằm tiến tới định hình vùng chăn nuôi an toàn sinh học, hạn chế tới mức thấp nhất ô nhiễm môi trường, hướng tới nền chăn nuôi sạch.

Gắn chăn nuôi an toàn sinh học với chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm, tại tỉnh Ðồng Nai hiện có nhiều hộ gia đình có mô hình sản xuất tốt, mang lại giá trị kinh tế cao. Chủ hộ chăn nuôi Trần Ðức Minh ở ấp Bình Hòa, xã Xuân Phú, huyện Xuân Lộc khẳng định, mô hình chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học đã làm thay đổi nhận thức của rất nhiều hộ chăn nuôi của địa phương. Hiện nay, các hộ chăn nuôi trong ấp đã thành lập các nhóm nông hộ tự quản, một mặt liên kết để bảo vệ đàn vật nuôi phòng, chống dịch bệnh hiệu quả, mặt khác thực hiện cam kết sản phẩm chăn nuôi an toàn trong khâu tiêu thụ để phát triển ổn định.

Gia đình ông Minh hiện nuôi hơn 100 con lợn thịt, lợn bố mẹ và lợn giống. Khi chưa áp dụng công nghệ sinh học, việc chăn nuôi của gia đình gặp nhiều khó khăn, bị lỗ. Nhờ sự hướng dẫn của các chuyên gia ngành chăn nuôi tỉnh, từ năm 2013 trở lại đây, gia đình đã có lãi từ 50 đến 100 triệu đồng mỗi năm. Cũng như gia đình ông Minh, các hộ ông Lương Hồng Ðoán, Ðậu Trọng Vân ở ấp Bình Hòa... nhờ áp dụng công nghệ sinh học vào sản xuất chăn nuôi nên hằng năm đã có thu nhập từ 40 đến 70 triệu đồng.

Với hàng chục lò mổ đạt tiêu chuẩn, thường xuyên được các cơ quan quản lý kiểm tra giám sát với công suất hàng nghìn con lợn mỗi ngày cung cấp cho thị trường, Ðồng Nai đã trở thành địa phương cung cấp thịt gia súc, gia cầm lớn nhất khu vực các tỉnh phía nam. Hiện nay tỉnh đã quy hoạch xong 139 vùng chăn nuôi an toàn sinh học với sự tham gia của hơn 20 nghìn hộ nuôi lợn và 30 nghìn hộ nuôi gia cầm, trong đó đã thành lập 52 nhóm với hơn 1.500 hộ tham gia dự án sản xuất theo chuỗi, mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Tăng cường vai trò quản lý nhà nước

Theo Phó Giám đốc Sở NN và PTNT tỉnh Ðồng Nai Phan Minh Báu, muốn các hộ chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học phát huy hiệu quả, không thể thiếu vai trò giám sát, hỗ trợ của ngành nông nghiệp. Tại Ðồng Nai, để trở thành thành viên của dự án nhóm hộ chăn nuôi an toàn sinh học, các hội viên phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí đặt ra. Việc xét, chứng nhận cho các đối tượng tham gia sản xuất, cung ứng con giống, thức ăn, vệ sinh môi trường, tiêu thụ sản phẩm... cũng bảo đảm chặt chẽ. Ðây vừa là cơ hội và đồng thời cũng là thách thức lớn đối với người nông dân.

Xác định rõ vai trò của thực phẩm an toàn sinh học đối với thị trường hiện nay, tỉnh Tiền Giang cũng đã đầu tư tiền vốn, công nghệ, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật cho chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học. Theo đánh giá của Trung tâm Khuyến nông tỉnh Tiền Giang, về hiệu quả kinh tế, chăn nuôi theo mô hình đệm lót sinh thái giảm chi phí sản xuất bình quân từ 300 đến 500 nghìn đồng/con/vụ nuôi đối với lợn thịt và hai đến năm triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi đối với gà thịt. Lợi nhuận do đó cũng tăng thêm từ 500 đến 800 nghìn đồng/con lợn sau bốn tháng nuôi và 20 triệu đồng/1.000 con gà/vụ nuôi.

Tuy nhiên, theo đánh giá chung, việc chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học tại các nông hộ hiện vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức khiến cho người dân chưa thật sự yên tâm. Ðó là, rủi ro trong chăn nuôi ngày càng tăng do phải thường xuyên đối mặt với những bất hợp lý như giá bán thấp, giá thức ăn tăng, dịch bệnh luôn rình rập, đe dọa.

Hiện nay, thị trường thức ăn chăn nuôi cạnh tranh không lành mạnh, thiếu sự quản lý hiệu quả. Các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm hơn 60% thị phần trong nước, luôn "dẫn dắt" về giá, các doanh nghiệp nhỏ không đủ sức cạnh tranh nhìn vào đó cũng nâng cao giá bán, các hộ chăn nuôi phải mua thức ăn qua nhiều cấp đại lý nên rất đắt đỏ.

Bên cạnh đó, hệ thống thú y công lập địa phương nào cũng có nhưng thiếu chủ động, nặng về chống dịch, dập dịch nên việc phòng bệnh cho gia súc, gia cầm phần lớn do các hộ tự chủ động. Một khó khăn nữa là khi bán sản phẩm chăn nuôi phải qua thương lái, thậm chí qua "cò" nên phần lớn người nông dân phải chịu sức ép về giá. Trong khi người tiêu dùng hiện không có điều kiện để xác định sản phẩm sạch hay không sạch nên đã đổ đồng giá mua làm cho người chăn nuôi theo hướng an toàn sinh học băn khoăn, lo lắng, nhất là khi tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn này chi phí tăng cao hơn chăn nuôi bình thường rất nhiều...

Bảo đảm an toàn sinh học trong chăn nuôi là việc cần thiết để phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất thịt sạch, giảm ô nhiễm môi trường, giảm nguy cơ gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người và là hướng đi đúng cho ngành chăn nuôi. Cùng với những thuận lợi, người nông dân đang phải khắc phục nhiều khó khăn, rất cần sự vào cuộc quyết liệt của các cơ quan nhà nước có liên quan trong việc bảo vệ, hướng dẫn, giúp đỡ họ nhằm góp phần thúc đẩy chăn nuôi nông hộ phát triển bền vững mang lại hiệu quả kinh tế cao.


Có thể bạn quan tâm

Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai) Bí Đỏ Thiệt Hại Kép Ở Xuân Đông (Đồng Nai)

Cây bí đỏ đã bén rễ đất Xuân Đông (huyện Cẩm Mỹ, tỉnh Đồng Nai) được hơn 10 năm. Nhiều hộ dân đã có thu nhập khá từ loại cây này, nhưng có lẽ đây là năm đầu tiên người trồng bí bị mất giá lẫn thất mùa.

10/11/2012
Mô Hình Mô Hình "Chung Cư Lợn" 40 Tỷ Đồng Ở

Về xã Tân Ước (huyện Thanh Oai, Hà Nội) hỏi thăm tình hình chăn nuôi sẽ được người dân ở đây chỉ ngay đến ông Long "chung cư lợn". Ông có cái tên như vậy bởi ông là người đầu tiên ở khu vực (mà cũng là người đầu tiên trên địa bàn thành phố) mạnh dạn thay đổi phương thức chăn nuôi, đưa lợn lên nuôi ở tầng cao nhằm tiết kiệm diện tích, giảm chi phí trong chăn nuôi.

29/04/2013
Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau Phát Triển Nuôi Tôm Công Nghiệp Theo Quy Trình VietGAP Ở Cà Mau

Cùng với việc quy hoạch phát triển diện tích nuôi tôm công nghiệp tập trung đạt diện tích 10.000 ha đến năm 2015, tỉnh Cà Mau chú trọng mở rộng quy mô nuôi tôm theo quy trình VietGAP tại các huyện: Cái Nước, Đầm Dơi, Phú Tân, Năm Căn, Ngọc Hiển. Phát triển nuôi tôm công nghiệp theo quy trình VietGAP, nhằm mục tiêu năng cao nâng suất, chất lượng mặt hàng thủy sản, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch phục vụ cho các nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu trên địa bàn tỉnh.

12/11/2012
Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên) Cá Mú Chết Hàng Loạt Do Ô Nhiễm Nguồn Nước Ở Đầm Cù Mông (Sông Cầu, Phú Yên)

Những năm gần đây, nghề nuôi cá mú ở đầm Cù Mông (TX Sông Cầu) phát triển mạnh đã giúp nhiều hộ dân thoát nghèo, có hộ thu nhập khá. Tuy nhiên, do người nuôi không tuân thủ lịch thời vụ, thả nuôi với mật độ quá dày, không thường xuyên vệ sinh lồng, bè nuôi… đã khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi ngày càng trầm trọng và xảy ra dịch bệnh.

02/05/2013
Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi Mô Hình Ương Cua Bột Lên Cua Giống Biển Trong Ao Vùng Triều Ở Quảng Ngãi

Nhằm giúp nông ngư dân nâng cao kiến thức khoa học, kỹ thuật trong nghề ươm, nuôi cua biển trong ao vùng triều, năm 2012, Trạm khuyến nông huyện Sơn Tịnh (Quảng Ngãi) đã thực hiện mô hình ương cua bột lên cua giống, tại thôn Đông Hòa, xã Tịnh Hòa, với qui mô 200 mét vuông.

13/11/2012
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.