Ngành chăn nuôi nhập giống tốt thay vì lưu giữ giống bản địa
Đó là ý kiến của ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) nói với các doanh nghiệp trong lĩnh vực chăn nuôi tại một cuộc họp bàn về giải pháp tháo gỡ khó khăn cho ngành chăn nuôi vào cuối tuần này tại TPHCM.
Ông Phát cho rằng, hiện nay, các viện trường trong cả nước đang nghiện cứu và cố gắng lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt nhưng để làm được việc này cần thêm nhiều thời gian.
“Trong khi chúng ta đang nghiên cứu, lai tạo những giống vật nuôi năng suất cao, chất lượng tốt thì hàng trăm viện nghiên cứu, trường đại học trên thế giới cũng đang làm điều tương tự. Để có một giống mới đạt yêu cầu mất rất nhiều thời gian, thay vì chờ đợi tại sao ta không nhập nhiều giống tốt cho người dân nuôi để nâng cao năng suất, chất lượng thịt, sữa”, ông Phát nói.
Ông Phát cũng cho biết thêm, mỗi năm, Chính phủ chi ra 50 tỉ đồng để các viện, trường phát triển các giống gia súc, gia cầm bản địa. “Tôi đã yêu cầu ngành chăn nuôi, thay vì dùng số tiền này để lưu giữ, phát triển các giống bản địa nên dùng số tiền này để nhập các giống gia cầm, gia súc chất lượng cao về lai tạo”, ông nói.
Theo ông Nguyễn Đăng Vang, Chủ tịch Hội chăn nuôi Việt Nam, trước đây, để giúp ngành chăn nuôi nâng cao chất lượng thịt, sữa, Việt Nam đã cho nhập những giống heo, trâu bò từ Ấn Độ, châu Âu về lai tạo nhằm tạo ra thế hệ giống lai có năng suất cao hơn. Song, sau nhiều năm, chất lượng con giống đã giảm đi đáng kể.
Hiện nhiều hộ chăn nuôi heo ở Đồng Nai - địa phương có tổng đàn heo lớn nhất cả nước - thường mua tinh heo đực từ Canada, Mỹ về giao phối để tạo ra những lứa heo lớn nhanh, có trọng lượng lớn.
Thậm chí, có những doanh nhân nhận thấy ngành kinh doanh tinh heo có nhiều cơ hội "ăn nên làm ra" nên đã qua Canada đầu tư mua lại một trang trại heo ở đây để nuôi heo lấy tinh nhằm cung cấp cho thị trường Việt Nam.
Doanh nhân này cho biết sau khi mua trang trại ở Canada, ông sẽ tập trung nuôi heo đực để lấy tinh sau đó đưa về nhân giống ở một trang trại trong nước, rồi từ đó, bán heo giống cho người dân hoặc bán tinh trực tiếp cho các trang trại, hộ dân đang nuôi heo nái hiện nay. Tuy nhiên, mọi thứ mới chỉ ở giai đoạn đầu nên ông đã từ chối nêu tên và nói chi tiết về dự án của mình.
Có thể bạn quan tâm
Ba người đàn ông cùng quyết định “cột bè vào với nhau mà làm ăn”. Vậy mà đã 5 năm trôi qua, công việc lúc được lúc thua và dù cái máy xay, cái máy phát điện đều dùng chung, nhưng chưa bao giờ họ làm mất lòng nhau. Đó cũng là cái cách mà nhiều nhà lồng bè trên sông Chà Và (Bà Rịa - Vũng Tàu) đã chọn để cùng nương tựa vào nhau mà mưu sinh.
Trong những năm gần đây, ngành chăn nuôi của Hà Tĩnh phát triển với tốc độ khá nhanh. Đặc biệt chăn nuôi trâu, bò thịt đang được quan tâm và được xác định là một trong những chương trình phát triển trọng điểm của ngành nông nghiệp. Mặc dầu chăn nuôi trâu là một nghề vốn đã có từ lâu trong đời sống nông nghiệp, nông thôn của tỉnh, nhưng vẫn còn mang tính phân tán, nhỏ lẻ, người nuôi chưa chú trọng nhiều đến việc áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi, nên hiệu quả mang lại từ nghề chăn nuôi trâu còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng của địa phương tỉnh nhà.
Với mong muốn giúp người thụ hưởng Chương trình 30a nhanh chóng thoát nghèo, các huyện nghèo trong tỉnh Quảng Ngãi đã chọn con giống lai có lợi thế về năng suất, sản lượng để hỗ trợ. Thế nhưng, hiệu quả mang lại là không cao.
Chúng tôi có mặt tại vườn mướp hương của gia đình anh Trần Đình Đạo (thị trấn Phú Mỹ, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) chứng kiến những trái mướp dài treo tua tủa trên giàn đang chuẩn bị thu hoạch.
Thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác, tháng 8-2013, xã Quang Hiến (Lang Chánh - Thanh Hóa) đã phối hợp với Công ty TNHH VietGap ở huyện Yên Định xây dựng mô hình trồng ớt xuất khẩu tại thôn Bàn trên diện tích 5 ha, với 38 hộ dân tham gia.