Câu Lạc Bộ Cứu... Cây Chè
Nhấp ngụm nước chè xanh, chỉ về phía căn nhà mái bằng mới khánh thành, ông Hà Văn Vũ khoe: “Hết giai đoạn đói ăn, thiếu mặc rồi! Nhờ tham gia vào CLB chè sạch do Hội ND phát động, con trai tôi đã tích cóp được tiền lấy vợ, xây nhà đấy...”.
Xã trung du Gia Điền của huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ diện tích ruộng canh tác rất ít, chủ yếu đời sống của người dân dựa vào kinh tế đồi rừng. Những năm trước đây, nguồn lâm sản dần bị khai thác cạn kiệt, đời sống khó khăn khiến lực lượng lao động trẻ đua nhau bỏ làng, bỏ ruộng ra phố làm thuê.
Trăm nỗi khổ đổ đầu cây chè
Cây chè lúc ấy bao phủ hầu khắp diện tích các quả đồi, hơn 90% số hộ có diện tích chè từ 5 sào trở lên, nhưng chẳng mấy ai mặn mà với nó. Đổ bao công sức vào những đồi chè nhưng năng suất vẫn thấp, chất lượng chè lại không đảm bảo, chè thành phẩm không bán được hoặc bán với giá rẻ bèo, vậy là bà con quay sang kết tội cây chè.
Nhiều người bảo: Chè không hợp với đất này, chi bằng phá nó đi, dành đất để canh tác loại cây khác. Nói là thực hiện, một phong trào phá chè trồng sắn và trồng các cây lâm nghiệp khác rộ lên. Cây chè được đốn xuống, phơi khô làm củi còn đất đồi thì bỏ trắng vì rắn quá không cày, cuốc được. Có những thôn, diện tích chè bị xoá sổ tới 60%.
“Đó là thời điểm những năm 2003-2004, cán bộ xã nào đi địa bàn về cũng lắc đầu ngao ngán, tiếc cây chè lắm nhưng không ngăn bà con được. Lãnh đạo xã khi ấy đã họp không biết bao nhiêu buổi để bàn giải pháp...” - anh Lương Văn Phong, cán bộ Hội ND xã Gia Điền nhớ lại.
Không thể để diện tích chè ngày càng bị thu hẹp, các cán bộ Hội ND xã phân công nhau đến từng thôn làng vận động người dân không phá chè, đồng thời liên hệ khắp nơi để tìm đầu ra cho sản phẩm chè. Trong cuộc họp ở các thôn, thường xuyên có cán bộ xã về dự để động viên bà con gắn bó với cây chè...
Yên tâm trồng chè sạch
CLB khuyến cáo các thành viên sản xuất chè theo quy trình quản lý dịch hại tổng hợp IPM quốc gia. Từ nay đến năm 2015, CLB ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp chế biến tiêu thụ từ 150 - 160 tấn/năm”.
Xác định chè là cây truyền thống, có giá trị kinh tế cao và huyện Hạ Hòa có nhiều cơ sở chế biến chè, Hội ND xã đã tham mưu với chính quyền kiên định với chủ trương phát triển cây chè theo hướng hàng hóa, hình thành vùng sản xuất tập trung gắn với cơ sở chế biến. Cuối năm 2011 đầu năm 2012, gần 20 chủ hộ trong xã đã đăng ký cải tạo, trồng mới, trồng lại diện tích chè bằng việc sử dụng bầu chè giống mới LDP1, LDP2.
Theo đó, hộ trồng tập trung từ 1ha trở lên được địa phương hỗ trợ toàn bộ bầu chè giống (định mức 20.000 đồng/bầu) và 20 triệu đồng để mua phân bón. Đồng thời, CLB sản xuất chè sạch của Hội ND thành lập đã thu hút hầu hết các hộ trồng chè trong xã tham gia. Mục tiêu của CLB là sản xuất chè an toàn, nâng cao thu nhập, xóa đói giảm nghèo cho người trồng chè.
Đến giữa năm 2012, CLB đã có trên 40 thành viên. CLB xây dựng kế hoạch hoạt động: Cải tạo và thâm canh 14ha chè đưa năng suất từ 5 - 6 tấn lên 8,5-10 tấn/năm, tổng sản lượng từ 100 - 120 tấn chè búp tươi/năm, thu nhập bình quân từ 10-16 triệu đồng/thành viên/năm. CLB sinh hoạt vào ngày 15 hàng tháng.
Từ khi thành lập đến nay, CLB đã phối hợp tổ chức được hàng chục buổi tập huấn với gần 700 lượt người trồng chè; xây dựng được 5 mô hình bón phân vi sinh và 13 mô hình thâm canh chè… Nói về lợi ích của CLB chè an toàn, bà Dương Thị Liên, thành viên CLB chia sẻ: “CLB đã giúp chúng tôi yên tâm trồng chè, kinh tế gia đình theo đó được cải thiện. Nhiều gia đình đã có tích lũy, đầu tư cho con cái học hành...”. Còn nhiều cán bộ xã bảo: “Chè là cây xoá đói giảm nghèo hiệu quả ở Gia Điền”.
Có thể bạn quan tâm
Tại Hội nghị hồ tiêu quốc tế (IPC) lần thứ 42 được tổ chức ở Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27-30/10, ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) cho biết, vị thế hồ tiêu Việt Nam đã được khẳng định bằng việc giữ vững kỷ lục sản xuất và xuất khẩu thế giới suốt 14 năm liền.
Các huyện vùng lũ tỉnh Long An chuẩn bị tập trung xuống giống hơn 180.000ha vụ lúa đông xuân, chiếm hơn 70% diện tích lúa Đông Xuân của tỉnh.
Theo kiến nghị của cử tri tỉnh An Giang, những năm qua, tình trạng giá nông, thủy sản (lúa, gạo, cà phê, cá tra, basa...) không ổn định, gây bất lợi cho người nông dân. Cử tri đề nghị có cơ chế thành lập quỹ bình ổn giá nông, thủy sản để thực hiện trợ giá khi thị trường có biến động.
Thương lái gọi điện đặt mua hàng tới tấp, giá cao, có bao nhiêu mua hết. Đặc biệt, ở vùng nuôi TCX tập trung, dù thu hoạch rộ với số lượng nhiều cũng không lo rớt giá, vì đã có một số công ty từ TP.HCM về hợp đồng thu mua tôm tươi XK.
Vừa nhanh tay cắt những trái cam đầu mùa bắt đầu chín, anh Nguyễn Đức Huy ở khu 4, thị trấn Cao Phong phấn khởi: "Gia đình tôi có 6 ha cam, trong đó 2 ha đang cho thu hoạch. Năm ngoái sau khi trừ chi phí, gia đình thu về trên 1,2 tỷ đồng.