Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản

Tiền Giang Đưa Trên 15.000 Ha Mặt Nước Vào Nuôi Thủy Sản
Ngày đăng: 12/01/2015

Năm 2015, Tiền Giang có kế hoạch tiếp tục khai thác tốt tiềm năng nuôi thủy sản trên cả ba vùng sinh thái: ngọt, lợ, mặn gắn với chiến lược tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp, nhằm giúp nông dân tăng thêm nguồn thu nhập, ổn định cuộc sống và tạo thêm nguồn hàng hóa chất lượng tốt, đáp ứng tiêu dùng và xuất khẩu.

Tỉnh đưa tổng diện tích mặt nước vào nuôi thủy sản trên 15.000 ha, phấn đấu đạt tổng sản lượng thu hoạch từ nuôi trồng gần 140.000 tấn tôm cá các loại. Trong đó, riêng diện tích nuôi nước ngọt trên 6.500 ha, còn lại nuôi nước lợ và nước mặn. Tỉnh tập trung áp dụng đồng bộ các giải pháp kỹ thuật thâm canh để tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm đối với các đối tượng nuôi chủ lực: tôm, nghêu, cá tra...
Đáng chú ý, trong chủ trương tái cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp, tỉnh coi trọng việc lồng ghép nuôi thủy sản nước ngọt trong nội đồng vùng ngập lũ trong các mô hình "chung sống với lũ" kiểu: lúa + cá, VAC... Đối với khu vực cù lao nhiễm mặn ven biển, tỉnh đa dạng hóa các mô hình nuôi phù hợp lấy tôm sú, tôm thẻ làm đối tượng nuôi chủ lực trong các mô hình: Nuôi tôm quảng canh, nuôi tôm kết hợp luân vụ với trồng lúa (lúa + tôm), nuôi tôm thâm canh...
Nhiều mô hình sáng tạo từ thực tiễn sản xuất theo hướng giảm nhẹ thiệt hại thiên tai và chung sống với lũ mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp đổi mới nông nghiệp - nông dân - nông thôn như áp dụng trồng lúa với ương dưỡng cá giống trên ruộng lúa ở Hậu Mỹ Bắc A (Cái Bè), giúp nông dân làm giàu. Tại ấp Mỹ Chánh 4, Hậu Mỹ Bắc A có diện tích trên 100 ha sản xuất theo mô hình mới đạt tổng thu trên 100 triệu đồng/ha/năm. Điển hình như ông Âu Văn On, cư ngụ tại ấp Mỹ Chánh 4, có 2,4 ha đất canh tác áp dụng mô hình lúa + cá giống mỗi năm thu bình quân 250 triệu đồng.
Theo ông Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND xã Hậu Mỹ Bắc A, hiện nay, nhờ mô hình này, 100% hộ dân trong ấp đã khá và giàu, trên 90% hộ dân cất được nhà kiên cố và mua sắm đầy đủ tiện nghi gia đình.
Còn ông Đặng Văn Hà, cư ngụ tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông quanh năm bị nhiễm mặn nhiều năm nay đã mạnh dạn áp dụng mô hình nuôi tôm quảng canh trên diện tích mặt nước 13 ha. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông lãi trên 300 triệu đồng, trở thành điển hình sản xuất - kinh doanh giỏi ven biển tỉnh Tiền Giang.
Để khắc phục hậu quả hạn mặn, giúp nhân dân vùng ven biển cù lao nâng cao thu nhập, huyện Tân Phú Đông đã tái cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với đặc thù vùng đất nhiễm mặn ven biển theo hướng chuyên nuôi thủy sản hoặc kết hợp 1 vụ tôm và 1 vụ lúa/năm. Hiện nay, huyện mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản lên trên 5.800 ha với các mô hình nuôi đa dạng: tôm quảng canh, tôm thâm canh, tôm lúa,...


Có thể bạn quan tâm

Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm Thâm canh cây lúa và đa dạng hóa sản phẩm

“Phát triển lúa chất lượng gắn với chế biến theo chuỗi giá trị hàng hóa” là chủ đề của Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp được Trung tâm Khuyến nông quốc gia (TTKNQG) phối hợp Sở NNPTNT Lào Cai tổ chức sáng 9.9.

11/09/2015
Hà Tĩnh tạo được bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp Hà Tĩnh tạo được bước đột phá trong tái cơ cấu nông nghiệp

Chiều 10/9, đoàn công tác của Bộ NN&PTNT do Thứ trưởng Vũ Văn Tám dẫn đầu đã đi kiểm tra, tham quan một số mô hình sản xuất nông nghiệp tiêu biểu trên địa bàn huyện Thạch Hà, Cẩm Xuyên và thị xã Kỳ Anh.

11/09/2015
Sơn Kim 2 nỗ lực xây dựng nông thôn mới Sơn Kim 2 nỗ lực xây dựng nông thôn mới

Là xã miền núi với nhiều khó khăn, nhưng Sơn Kim 2 (Hương Sơn - Hà Tĩnh) vẫn mạnh dạn đăng ký về đích nông thôn mới (NTM) vào năm 2016. Cả hệ thống chính trị đến từng người dân đang nỗ lực hoàn thành kế hoạch đặt ra, trước mắt là đạt 15 tiêu chí vào cuối năm 2015.

11/09/2015
Củ Chi trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP. HCM Củ Chi trở thành huyện nông thôn mới đầu tiên của TP. HCM

Ngày 9/9, Ủy ban Nhân dân huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội nghị tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2015 và công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Củ Chi đạt chuẩn nông thôn mới năm 2015.

11/09/2015
Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân Hiệu quả từ mô hình chăn nuôi Lợn liên kết ở Nghi Xuân

Liên kết vừa là phương phức vừa là mục tiêu hướng đến trong việc sản xuất gắn với thị trường, phục vụ cho Đề án tái cơ cấu nông nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh. Gần 3 năm qua, nhiều hộ nông dân tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh đã tiến hành liên kết chăn nuôi Lợn với qui mô lớn với Công ty cổ phần chăn nuôi C.P Việt Nam (Công ty C.P) và Công ty Khoáng sản Thương Mại Hà Tĩnh đã mang lại nhiều tín hiệu lạc quan.

11/09/2015