Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thực Nghiệm Thành Công Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa Ở An Giang

Thực Nghiệm Thành Công Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ruộng Lúa Ở An Giang
Ngày đăng: 26/03/2013

Để từng bước nâng cao hiệu quả trong nuôi trồng thủy sản, thạc sĩ Trần Văn Hận, Chủ nhiệm Khoa Thủy sản, Trường đại học Cần Thơ phối hợp với Trung tâm giống thủy sản An Giang triển khai thực nghiệm thành công đề tài “Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận” tại huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang.
 
Đề tài có tổng kinh phí 1,041 tỷ đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp Khoa học - Công nghệ tỉnh hỗ trợ và vận động, được thực hiện từ tháng 4/2012 đến 3/2013. Đề tài tập trung triển khai sản xuất thử nghiệm tại 6 hộ ngư dân nuôi tôm càng xanh ở xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) theo 2 hình thức nuôi tôm truyền thống có cải tiến 1 vụ lúa (3 tháng) + 1 vụ tôm (6 tháng), mật độ thả 15 con/m2 và mô hình mới 1 vụ lúa (3 tháng) + 1 vụ tôm toàn đực (3 tháng), mật độ thả 4 con/m2.

Trong thời gian triển khai còn tổ chức tập huấn xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh luân canh và kỹ thuật nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa cho các hộ ngư dân trực tiếp thả nuôi và trong xã. Kết quả thực nghiệm khả quan, tôm nuôi tăng trưởng dao động từ 50,5 - 73,8 g/con, trọng lượng tôm nhỏ nhất 20 g/con, trọng lượng tôm lớn nhất 142 g/con; cho tỷ lệ tôm sống trong các ruộng nuôi dao động từ 30% - 36%, năng suất đạt từ 1,34 - 1,633 tấn/ha/vụ vượt từ 30 - 60% so dự kiến ban đầu. Với giá bán tôm xô cho thương lái 150.000 đồng/kg, lợi nhuận thu được là 79,2 triệu - 135,7 triệu đồng/ha/vụ tùy mô hình và hoàn toàn phù hợp để nhân rộng ra toàn vùng.
 
Nghề nuôi tôm càng xanh được tỉnh An Giang triển khai từ năm 2000 với 5,5 ha tại xã Phú Thuận (huyện Thoại Sơn) và phát triển mạnh từng năm, cao điểm năm 2007 tăng lên 680 ha với nhiều hình thức, nuôi trong ao đất, nuôi luân canh trong ruộng lúa, nuôi tôm trong mương vườn cây ăn trái và đăng quầng. Trong nhiều năm gần đây, diện tích bị thu hẹp hiện còn dưới 200 ha, do không có con giống tốt, thiếu kỹ thuật nuôi, môi trường nước chưa thích hợp thả nuôi, tôm mang mầm bệnh, năng suất thấp dưới 1 tấn/ha và thời gian thả nuôi dài 6 tháng/vụ. Trong khi đó, tôm càng xanh là loài thủy sản có giá trị kinh tế rất cao, giá bán hiện nay tại thị trường tôm xô là 200.000 đồng/kg, tôm loại I là 350.000 đồng/kg - 400.000 đồng/kg, không đủ cung cấp cho thị trường trong nước và đang có nhu cầu xuất khẩu rất cao.
 
Bên cạnh thực hiện thành công mô hình sản xuất thử nghiệm nuôi tôm càng xanh trong ruộng lúa nâng cao năng suất và lợi nhuận, từ đầu năm 2013 Trung tâm Giống Thủy sản An Giang còn tranh thủ sản xuất được con giống tôm càng xanh toàn đực theo công nghệ Israen, vì vậy sẽ giúp cho ngư dân khôi phục nghề nuôi tôm càng xanh, rút ngắn 50% thời gian nuôi, tăng năng suất và lợi nhuận cao ổn định so trước đây và còn góp phần cung cấp nguyên liệu phục vụ cho chế biến mở rộng xuất khẩu, tăng thu nhập cho người dân nông thôn.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai) Hiệu Quả Từ Chuyển Dịch Cơ Cấu Cây Trồng Ở Chư Pah (Gia Lai)

Tác động của thời tiết nắng nóng kéo dài đã làm gần 190 ha cây trồng vụ Đông Xuân 2012-2013 trên địa bàn huyện Chư Pah (Gia Lai) bị hạn; trong đó 30 ha bị mất trắng, số còn lại đang dần phục hồi. Theo Phó Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pah - ông Phạm Minh Châu, diện tích cây trồng bị hạn vụ sản xuất năm nay giảm nhiều so với năm 2010 trở về trước.

23/04/2013
Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo Triển Vọng Nghề Nuôi Dế Ở Thái Bảo

Khi áp lực về việc làm tăng cao, cùng với các loại dịch bệnh trên gia súc, gia cầm phát sinh khó kiểm soát, các hộ dân của xã Thái Bảo, huyện Gia Bình đã đưa con dế vào nuôi thử nghiệm, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao, mở ra cơ hội mới trong phát triển kinh tế của nông dân.

18/06/2013
Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt Gần 800 Hécta Bắp Không Hạt

Ông Trần Lâm Sinh, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai cho biết, tính đến thời điểm này, toàn tỉnh Đồng Nai đã phát hiện ra gần 800 héc ta bắp không hạt, tập trung chủ yếu ở các huyện: Cẩm Mỹ, Xuân Lộc, Long Thành và TX. Long Khánh với mức độ thiệt hại từ 30 - 60%.

05/08/2013
Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau Nghề Đặt Trúm Bắt Lươn Phát Triển Mạnh Ở Cà Mau

Toàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 1.200 hộ dân phát triển nghề đặt trúm truyền thống. Đây là nghề ra đời và tồn tại hàng trăm năm nay.

24/09/2012
Nỗ Lực Cứu Ruộng Đồng Nỗ Lực Cứu Ruộng Đồng

Ruộng đồng khô hạn kéo dài và chuột cắn lúa non trên diện rộng khiến nhiều nông dân tại miền Trung bỏ lúa trồng các loại hoa màu chịu hạn để mong có cái ăn, cái mặc. Cùng lúc, nông dân Trần Văn Cạn, thôn Nam Phù, xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế có cách diệt chuột độc đáo đang được nhân rộng.

19/06/2013