Hỗ Trợ Hóa Chất Để Phục Vụ Công Tác Phòng Chống Dịch Bệnh Thủy Sản Ở Bình Định
Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định vừa có văn bản đồng ý cho Sở NN&PTNT sử dụng hóa chất Chlorine đang dự trữ để thực hiện cơ chế hỗ trợ hóa chất phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013.
Theo đó, đối với diện tích nuôi tôm sú và tôm thẻ chân trắng, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh cho các vùng nuôi bị nhiễm bệnh chết do vi-rút (đối với những ao nuôi chấp hành tốt lịch thời vụ và có giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản). Hỗ trợ 70% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh đối với những ao nuôi thủy sản bị bệnh thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu. Các trường hợp còn lại được hỗ trợ 50% hóa chất xử lý tiêu diệt mầm bệnh.
Đối với tôm hùm, sẽ hỗ trợ 100% hóa chất xử lý môi trường ở vùng nuôi bị dịch bệnh chết do bệnh sữa, bệnh thân đỏ trên tôm hùm từ 10% lồng/bè trở lên (đối với những hộ nuôi bảo đảm thực hiện đầy đủ các quy định của địa phương). Đồng thời, tỉnh cũng sẽ hỗ trợ 50% hóa chất xử lý môi trường đối với các hộ nuôi tôm hùm thiếu 1 trong 2 điều kiện vừa nêu.
Có thể bạn quan tâm
Diện tích hồ tiêu khó kiểm soát, dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, Tiến sĩ Nguyễn Quang Chơn-Phó Trưởng phòng Nghiên cứu khoa học-Viện Khoa học Nông nghiệp miền Nam đã có một số khuyến cáo với ngành hồ tiêu và người trồng hồ tiêu.
Đến thời điểm này toàn tỉnh Đắk Lắk có 23 đơn vị tham gia đánh giá chứng nhận cà phê đạt tiêu chuẩn quốc tế UTZ Centified với 20.056 nông hộ, tổng diện tích là 25.896 ha (chiếm gần 13% diện tích cà phê toàn tỉnh), sản lượng đạt khoảng 88.474 tấn.
Theo Ban Quản lý Dự án cánh đồng mẫu lớn (CĐML), từ năm 2011 - 2015, hơn 550ha lúa sản xuất theo CĐML ở xã Tân Long (Mang Thít - Vĩnh Long) đã đóng góp lợi nhuận cho nông dân tham gia trên 100 tỷ đồng.
Mặc dù đang trong thời điểm nước lũ từ các sông thượng nguồn đổ về nhưng hiện nhiều nông dân tỉnh Hậu Giang đã vệ sinh đồng ruộng và xuống giống lúa Đông xuân sớm năm 2015 - 2016 được hơn 5ha; trong 3 - 4 ngày tới, diện tích sẽ tăng lên khoảng 15ha.
“Tìm những giải pháp cụ thể và đề xuất các cơ chế chính sách đặc thù, phù hợp với điều kiện ở từng địa phương để tổ chức nhân rộng cánh đồng lớn trong những năm tới”, là nội dung chính tại buổi hội thảo chuyên đề “Thực trạng và giải pháp nhân rộng cánh đồng lớn”.