Nhân Giống Khoai Sọ Bằng Phương Pháp Nuôi Cấy Mô

Tỉnh Ninh Bình đang ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô để nhân giống khoai sọ bản địa nhằm chủ động nguồn giống sạch bệnh đáp ứng nhu cầu sản xuất. Khoai được trồng thí điểm tại Hợp tác xã Nông nghiệp Yên Quang, huyện Nho Quan.
So với giống truyền thống, khoai sọ nuôi cấy mô có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn, cho năng suất cao, ổn định và phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng tại địa phương.
Ông Hoàng Trọng Lễ, Giám đốc Trung tâm ứng dụng Khoa học Công nghệ và Đo lường Thử nghiệm tỉnh cho biết nếu áp dụng đúng quy trình kỹ thuật, người trồng khoai sọ có thể đạt lợi nhuận 130 triệu đồng/ha, cao hơn 30 triệu đồng/ha so với khoai sọ củ bi thông thuờng.
Việc mở rộng mô hình trồng khoai sọ bằng công nghệ nuôi cấy mô rất khả thi bởi không chỉ góp phần để phát triển thành vùng hàng hóa mà còn mang lại lợi ích kinh tế cho nông dân.
Người dân muốn trồng giống khoai nuôi cấy mô cần áp dụng đúng biện pháp kỹ thuật. Đất trồng cần được cày bừa kỹ, nhặt cỏ sạch sau đó đào hố hình tam giác, mỗi cạnh 20cm mới gieo củ, mỗi củ cách nhau 40cm, hàng cách hàng 70cm. Mức phân bón cho 1ha gồm 2 tấn phân chuồng, 220kg đạm urê, 470kg supe lân và 165kg kali clorua. Bước đầu, người trồng bón lót toàn bộ phân chuồng và 2/3 lượng phân lân. Khi cây được 3 lá thì bón thúc lần 1 với 1/2 lượng đạm, 1/3 lượng kali clorua kết hợp làm cỏ, vun xới đất.
Sau 60 ngày bón cây với lượng đạm, lân còn lại và 1/3 lượng kali. Cây phát triển được 120 ngày bón với số lượng phân kali còn lại kết hợp vun gốc cao cho khoai làm củ. Khi bón phân nên bón cách gốc 10cm, không quá sâu hoặc quá xa gốc. Thời kỳ lúc khoai 5 đến 6 lá, cần tránh để khô hạn sẽ ảnh hưởng đến năng suất. Trước khi thu hoạch 1 đến 2 tháng, hạn chế tưới nước và ngừng hẳn để củ chuyển hóa tinh bột hoàn toàn.
Khoai sọ là loại cây trồng chủ lực trong vụ đông tại huyện Nho Quan. Tuy nhiên, theo đánh giá của Chủ nhiệm Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Yên Quang Quách Đình Liệp, việc mở rộng diện tích trồng loại cây này còn hạn chế do phương pháp nhân giống truyền thống của người dân chủ yếu bằng củ con do các hộ tự chọn sau mỗi vụ thu hoạch nên giống đạt chất lượng chưa cao, không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất.
Từ khi áp dụng phương pháp này, cây trồng không những sạch bệnh, giảm được chi phí thuốc trừ sâu, phân bón trong quá trình canh tác mà còn đưa số củ khoai đạt chất lượng tốt để làm giống cao gấp 2 lần so với khi áp dụng cách trồng khoai thông thường.
Thời gian tới, Hợp tác xã nông nghiệp Yên Quang sẽ quy hoạch thành vùng sản xuất khoai sọ tập trung để thuận lợi cho việc chăm sóc, ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao hiệu quả kinh tế.
Có thể bạn quan tâm

Năm 2012, Tiền Hải (Thái Bình) tổ chức nuôi trồng thủy - hải sản trên tổng diện tích 4.333 ha. Thực hiện kế hoạch của UBND huyện, trong quý I các địa phương đã chuẩn bị tốt cho vụ nuôi trồng, tiến hành nạo vét kênh mương, cải tạo toàn bộ diện tích ao đầm, lấy nước và đảm bảo cung ứng đủ giống cho người nuôi đúng thời vụ.

Tuy nhiên, do phải bảo quản giống với thời gian dài (6-7 tháng), mặt khác hạt giống lạc lại có hàm lượng dầu cao dễ biến chất làm mất sức nẩy mầm dẫn đến nhiều khi thiếu giống, ảnh hưởng lớn đến kế hoạch gieo trồng lạc xuân hàng năm. Từ kết quả đề tài "Nghiên cứu phát triển vụ lạc thu đông với các tỉnh phía Bắc" của Viện KHKTNN Việt Nam đến nay nhiều địa phương đã áp dụng thành công TBKT này nhằm chủ động cung cấp đủ giống lạc cho vụ lạc xuân.

Con tôm hùm nuôi ở Phú Yên đã góp phần khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế về tự nhiên đầm, vịnh, giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập cho hàng ngàn lao động tại địa phương. Nhiều hộ ngư dân đổi đời nhờ nuôi tôm hùm, và tiêu biểu một trong số đó phải kể đến ông Nguyễn Thành Nhơn ở thôn Từ Nham, xã Xuân Thịnh (TX Sông Cầu).

Ông Nguyễn Văn Út, hội viên nông dân ấp Tân Phú, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau nhiều năm liền được công nhận là nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện. Ông còn được mọi người nể phục bởi đức tính cần cù, ham học hỏi, chịu khó để vươn lên.

Chị Nguyễn Thị Nguyệt, ấp Phú Chiến, xã Phú Hưng, TP Bến Tre đang thực hiện mô hình nuôi cút lấy trứng và tận dụng phân cút trồng gừng đạt hiệu quả kinh tế cao.