Tiền Giang đạt kim ngạch xuất khẩu hàng hóa trên 1,6 tỷ USD
Kết quả trên cho thấy các chính sách của tỉnh trong thu hút đầu tư và xúc tiến thương mại đang phát huy hiệu quả, tạo điều kiện để các doanh nghiệp phát huy tính năng động trong sản xuất, kinh doanh và chiếm lĩnh thị trường xuất khẩu.
Theo báo cáo của Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, hiện trên địa bàn tỉnh có 4 khu công nghiệp đang hoạt động thu hút được 73 dự án; trong đó, 47 dự án FDI với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1.317 tỷ USD và gần 4.000 tỷ VND.
Tổng diện tích thuê đạt gần 50% tổng diện tích đất dành cho các doanh nghiệp thuê tại các khu công nghiệp.
Ngoài ra, có 4 cụm công nghiệp đang hoạt động với diện tích 109ha, thu hút 83 dự án đầu tư; trong đó, 6 dự án FDI, vốn đăng ký trên 2.112 tỷ đồng.
Nhìn chung, việc địa phương tạo điều kiện thuận lợi giúp các doanh nghiệp trong khu-cụm công nghiệp trên địa bàn đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh với nhiều sản phẩm chất lượng đạt yêu cầu xuất khẩu, nhờ vậy Tiền Giang hoàn thành vượt mức chỉ tiêu về xuất khẩu hàng hóa của cả năm.
Ước tính, kim ngạch xuất khẩu của các doanh nghiệp đầu tư vào các khu-cụm công nghiệp chiếm đến 60% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn tỉnh.
Qua đó, cho thấy hiệu quả công tác thu hút đầu tư, xúc tiến thương mại gắn với các chính sách thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, giải quyết đầu ra cho sản phẩm chủ lực và giải quyết công ăn việc làm cho người lao động tại địa phương.
Theo lãnh đạo Sở Công Thương tỉnh Tiền Giang, trong năm 2015, nhiều mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh tăng mạnh.
Hàng may mặc xuất được trên 87.500 triệu sản phẩm, thu về trên 335,6 triệu USD, tăng gần 1,4 lần về lượng và tăng gần 20% về giá trị so với cùng kỳ.
Rau quả xuất được gần 6.500 tấn, đạt 9,5 triệu USD, tăng trên 10% về lượng, trên 43% về giá trị so với cùng kỳ năm trước…
Hiện thị trường xuất khẩu của tỉnh mở rộng sang 145 nước và vùng lãnh thổ trên khắp thế giới nhờ các chính sách xúc tiến thương mại trong các năm qua.
Đặc biệt, xuất khẩu sang thị trường các nước châu Mỹ giai đoạn 2011-2015 tăng mạnh nhất, đạt mức tăng bình quân 47,5%/năm.
Có thể bạn quan tâm
Ngày 6.4, ông Nguyễn Văn Hải, cán bộ khuyến ngư xã Phước Thắng, huyện Tuy Phước (Bình Định), cho biết: UBND xã Phước Thắng mới nhận được công văn của Công ty cổ phần Chăn nuôi C.P Việt Nam về việc hỗ trợ thiệt hại cho khách hàng thôn Đông Điền, xã Phước Thắng. Theo đó, căn cứ vào đánh giá mức độ thiệt hại của 26 hộ nuôi tôm thuộc thôn Đông Điền (từ 74% đến 100%), Công ty C.P quyết định hỗ trợ cho mỗi khách hàng 50% trên tổng số tôm giống mua từ trại giống Công ty C.P - chi nhánh Bình Định 3…
Hào hứng báo cáo diện tích dừa tăng nhanh, sản lượng tăng, rồi lại loay hoay tìm cách đối phó khi dừa rớt giá, cách ứng phó tình thế xem ra chưa làm cho người trồng dừa an tâm. Trong khi đó, hiệp hội Dừa châu Á – Thái Bình Dương (APCC) đã nhiều lần gợi ý Việt Nam cần có một chiến lược phát triển rõ ràng cho ngành công nghiệp dừa, tạo nên chuỗi giá trị gia tăng cho cây dừa.
Nhờ biết cách cho động vật hoang dã sinh sản, Trang trại thủy sản Sơn Ca, do anh Đoàn Kim Sơn làm chủ, ở số 64/6D, ấp Chánh 1, xã Tân Xuân, huyện Hóc Môn, TPHCM, chuyên cung cấp giống: Kỳ đà, lươn, rắn ri voi, rắn ráo trâu, chồn hương, cho thị trường, một năm thu lãi hàng tỷ đồng.
Theo Sở NNPTNT Thanh Hóa, sau nhiều năm tích cực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay toàn tỉnh có gần 530ha sản xuất hạt giống lúa lai F1. Năm 2011, năng suất bình quân đạt 15 - 21 tạ/ha, lượng hạt giống sản xuất ra hàng năm đáp ứng trên 30% nhu cầu, giảm lượng hạt giống phải nhập khẩu.
Vụ đông xuân 2011-2012, Trung tâm Khuyến nông- Khuyến ngư tỉnh hỗ trợ kinh phí xây dựng một mô hình thâm canh lúa lai tại xã miền núi Vĩnh An (huyện Tây Sơn), nơi có 100% dân số là người dân tộc Ba Na. Mô hình triển khai trên diện tích 2ha với giống lúa TH3-3.