Tích Cực Phòng Trừ Bệnh Phấn Trắng Trên Cây Cao Su Ở Quảng Bình

Thời gian qua, do thời tiết nắng mưa xen kẽ, đêm và sáng có sương mù, độ ẩm cao đã tạo điều kiện cho bệnh phấn trắng trên cây cao su phát triển.
Theo số liệu của Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở Nông nghiệp - Phát triển nông thôn Quảng Bình, tính đến ngày 10 - 4, diện tích nhiễm bệnh phấn trắng trên cây cao su toàn tỉnh là 1.125 ha, tỷ lệ phổ biến là 20 - 25%m, nơi cao là 40 - 50%.
Để phòng trừ hiệu quả bệnh phấn trắng, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại trên cây cao su, Chi cục Bảo vệ thực vật đã có văn bản số 60/TB - BVTV, đề nghị UBND các huyện, thành phố, các ban, ngành liên quan tăng cường công tác chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức phòng trừ kịp thời. Các lâm trường, các địa phương khẩn trương thông báo về tình hình dịch bệnh phấn trắng cho bà con nông dân và chỉ đạo phòng trừ có hiệu quả.
Để phòng trừ bệnh phấn trắng, cần tiến hành phun các loại thuốc sau: thuốc Sulox 80WP: pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Kumulus 80DF: Pha 50g thuốc với 10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá; thuốc Ridomil MZ 72WP: pha 30g thuốc với 8-10 lít nước phun ướt đẫm hai mặt lá. Chú ý: phun khi bệnh mới xuất hiện, cần xử lý thuốc 2 - 3 lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày vào sáng sớm hoặc chiều mát.
Có thể bạn quan tâm

Là thủ phủ của điều và một thời được mệnh danh là cây xóa đói giảm nghèo của đồng bào bản địa, nhưng vài năm trở lại đây người dân Bình Phước không còn mặn mà với cây điều. Họ đua nhau chặt điều trồng cao su vì giá rớt liên tục, thu không đủ chi.

Sau một thời gian dài cá tra giống sụt giảm, thì hiện đã tăng mạnh trở lại từ 2.000-3.000 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tháng 10.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.

Sau những đợt rét đậm kéo dài khiến nhiều hécta caosu bị chết, Hà Giang quyết định tạm dừng triển khai chương trình trồng loại cây này.

Chiều 9.4, ông Đỗ Kim Đồng – Trưởng phòng NNPTNT huyện Đông Hòa (Phú Yên) - cho biết, hiện đã có 80% diện tích trong tổng số 504 ha ao hồ ở hạ lưu sông Bàn Thạch thả nuôi tôm thẻ chân trắng bị thiệt hại.