Thu Nhâp Trên 200 Triệu Đồng/năm Từ Chăn Nuôi

Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Kinh nghiệm chăn nuôi chưa có nên vợ chồng anh tìm đến cán bộ khuyến nông để học hỏi kỹ thuật và các mô hình đã trình diễn có hiệu quả trên địa bàn của huyện. Đầu năm 2009 anh đưa vào nuôi 120 con lợn thịt lai F1 và 1.000 con gà kiến (giống gà địa phương). Chỉ mới bán một lứa trong dịp tết Nguyên đán vừa rồi anh xuất bán được 11 tấn lợn hơi với giá 3 triệu đồng/tấn, sau khi trừ chi phí, anh thu lãi được 144 triệu đồng từ nuôi lợn và 40 triệu đồng từ nuôi gà kiến.
Năm 2009, biết được Chương trình khuyến nông Quốc gia đầu tư mô hình lợn ngoại sinh sản, anh lại đăng ký nhận nuôi 11 con. Hiện nay đã có 1 nái đẻ được 12 con và 7 con nái phối giống đã có chửa.
Trao đổi với chúng tôi, vợ chồng anh Thu vui vẻ cho biết: nhờ biết được nhu cầu của thị trường là thịt lợn và gà kiến tiêu thụ rất dễ, được giá, chỉ cần học hỏi thêm kỹ thuật về chăn nuôi từ các anh chị ở trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư tỉnh là có thể làm được. Vợ chồng anh chị dự định sẽ mở rộng sản xuất để thu lãi được nhiều hơn.
Đây là một mô hình chăn nuôi tốt do có sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào sản xuất, đặc biệt khâu tìm hiểu kỹ nhu cầu của thị trường. Về kỹ thuật sản xuất, gia đình anh Thu đã biết tìm đến các cán bộ khuyến nông của tỉnh và huyện – những người sẵn sàng hướng dẫn kỹ thuật một cách cụ thể để bà con áp dụng thành công vào sản xuất.
Có thể bạn quan tâm

Tính đến cuối năm nay, toàn tỉnh có 308 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 151.120 tỷ đồng, trong đó có 39 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 4.165 triệu USD.

Quyết định 68 của Chính phủ về vay vốn mua sắm máy móc, thực hiện cơ giới hóa, giảm tổn thất trong thu hoạch... đã mở nhiều nút thắt, tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp.

Vùng núi Cà Đam được thiên nhiên ưu đãi về đa dạng sinh học, nơi sinh trưởng của nhiều loại thảo dược quý, trong đó, có cây sâm “bảy lá”. Song, hiện nay loại sâm này đang đứng trước nguy cơ cạn kiệt khi hàng ngày có nhiều người vào tận rừng săn lùng để bán cho thương lái.

Nghiệp đoàn nghề cá xã Bình Dương (Thăng Bình) được ngư dân gọi là “ngôi nhà” chung. Hơn một năm ra đời đến nay nghiệp đoàn đã tiếp sức để ngư dân vượt qua những thời điểm khó khăn, yên tâm bám biển.

Khi Đề án quốc gia về cây sâm Ngọc Linh - sâm Việt Nam, được Chính phủ phê duyệt, cũng là lúc Quảng Nam tất bật với việc xúc tiến đầu tư cơ sở hạ tầng đường sá, điện lưới và hệ thống viễn thông lên sườn núi Ngọc Linh.