Nuôi Chim Bồ Câu Pháp Nhanh Giàu
Từ 40 cặp chim giống ban đầu, sau 2 năm chăm sóc đến nay đàn chim bồ câu của ông Huỳnh Thắng ở thôn Tây Yên, xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh, Quảng Nam) đã lên tới hơn 400 con. Ông được xem là người nuôi chim bồ câu Pháp thành công ở vùng quê nhiều khó khăn này.
Dẫn chúng tôi đi thăm khu nuôi chim, ông Thắng tâm sự: Cũng như bao người nông dân khác sinh ra trên mảnh đất cằn cỗi bạc màu này, gia đình ông phải xoay đủ thứ nghề để kiếm sống. Ý tưởng nuôi chim bồ câu của tôi đã có từ lâu nhưng tôi không có vốn, chưa có kiến thức nhiều về nuôi chim bồ câu nên chưa dám mạo hiểm.
Ý tưởng của ông trở thành hiện thực sau một lần ông tình cờ đi thăm con ở huyện Núi Thành. Tại đây, thấy nhiều hộ nuôi chim bồ câu Pháp cho hiệu quả cao, ông quyết tâm học hỏi. "Học được ít kiến thức nuôi chim bồ câu Pháp, sau mấy đêm ròng suy nghĩ, tôi quyết định bán 2 con heo, cộng với số tiền tích góp bấy lâu nay được hơn 10 triệu đồng, tôi mua ngay 40 cặp chim giống, giá 250.000 đồng/cặp. Lúc đó ở Quảng Nam không có đủ con giống, tôi phải nhờ người quen mua chim giống từ Đăk Nông gửi ra. Và thành công ngoài mong đợi"- ông Thắng chia sẻ.
Đến nay, trang trại của ông đã có 150 cặp chim giống sinh sản và hơn 100 con bồ câu mới nở. Mỗi tháng, ông xuất bán 70 - 80 cặp chim các loại, với giá 280.000 đồng/cặp chim bố mẹ, 80.000 đồng/con chim ra ràng (chim non), trừ chi phí, gia đình ông thu về khoảng 6 - 7 triệu đồng.
Theo ông Thắng, nuôi chim bồ câu Pháp dễ hơn nuôi các loại gia cầm khác, bởi bồ câu Pháp ít bị bệnh, thích ứng tốt với điều kiện nuôi nhốt nên không mất nhiều công chăm sóc, chi phí thấp mà hiệu quả kinh tế cao. Muốn chim lớn nhanh, khỏe mạnh, không mắc bệnh thì mật độ nuôi phải đảm bảo 6-8 con/m2, phải thường xuyên vệ sinh chuồng trại, thức ăn, nước uống phải sạch sẽ, tiêm thêm thuốc phòng bệnh, thuốc bổ định kỳ, mỗi ngày cho ăn 2 lần vào buổi sáng và tối...
Tiếng lành đồn xa, nhiều khách hàng ở tận Tam Kỳ, Núi Thành (Quảng Nam), Quảng Ngãi, Đà Nẵng... tìm đến ông mua con giống, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật chăm sóc bồ câu Pháp. Ông Thắng cho biết, thời gian tới ông sẽ mở rộng trang trại, tăng số lượng chim lên tới 1.000 con nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường.
Có thể bạn quan tâm
Măng tây xanh được xem là loại rau cao cấp, có giá trị dinh dưỡng cao. Để tạo bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, UBND tỉnh đã có định hướng sẽ thực hiện đề án phát triển và tiêu thụ cây măng tây xanh trên địa bàn TP. Bạc Liêu.
Ngày 13/11, Sở NN-PTNT Phú Yên tổ chức hội nghị triển khai sản xuất vụ đông xuân năm 2013- 2014. Theo lịch thời vụ của Sở NN-PTNT, vụ lúa đông xuân 2013-2014, thời vụ xuống giống tập trung từ ngày 20/12/2013 đến 10/1/2014, để lúa trổ sau tiết Kinh Trập (5/3/2014). Các địa phương ở vùng trũng thấp, cuối nguồn nước thuộc các huyện Đông Hòa, Tuy An, Phú Hòa, TP Tuy Hòa bố trí lịch thời vụ vào trà cuối từ 1/1 đến 10/1/2014, dùng giống ngắn ngày gieo sạ để tránh mưa, lũ ngập úng gây hư hại.
Sau khi TBKTSG Online đăng tin "Bộ NN-PTNT: Lúa vụ 3 lợi nhiều hơn hại" từ một dự thảo quy hoạch sản xuất lúa vụ 3 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tòa soạn đã nhận được bài viết phản hồi của một nông dân trồng lúa ở ĐBSCL, chúng tôi đăng bài viết này để rộng đường dư luận vốn có nhiều tranh luận về lợi và hại của lúa vụ 3 trong nhiều năm qua.
Chị Thắm, bạn hàng tại chợ Châu Đốc (An Giang) cho biết: “Mấy ngày nay, giá ớt tại chợ tới 60.000 đồng/kg. Cứ lâu lâu ớt lại lên giá một lần nhưng ít khi lên đến mức này. Tôi phải xuống tận rẫy nông dân mua mà vẫn không đủ bán”. Nhiều nông dân cho biết, chỉ với giá 25.000 đồng/kg người trồng ớt đã thu lãi khoảng 10 triệu đồng/công. Mỗi lần xuống giống, ớt cho thu hoạch 3 đợt, năng suất bình quân 800 kg/công.
Thời gian qua, tình hình dịch bệnh trên cá tra trong nước nói chung và ở Tiền Giang nói riêng có nhiều diễn biến phức tạp, phổ biến nhất là bệnh gan thận mủ do vi khuẩn Edwardsiella ictaluri gây ảnh hưởng lớn đến sản xuất của bà con nông dân.