Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi
Ngành Thú y tiến hành tiêu hủy heo bị bệnh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh nhằm khống chế ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Đến nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế và không phát sinh ổ bệnh mới.
Hiện, đàn heo trên toàn tỉnh có khoảng 250.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, TP.Tân An...
Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo các huyện kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đàn heo và tập trung công tác tiêm phòng bệnh tai xanh, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông nhằm nêu cao ý thức của người chăn nuôi, báo cáo cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đổi (ấp 4, xã Lương Bình, huyện Bến Lức) chia sẻ: "Đàn heo của gia đình hiện nay có gần 50 con, công tác phòng, chống dịch luôn được thực hiện nghiêm túc, mỗi tuần đều thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
Ngoài ra, tôi còn trang bị thêm kiến thức về các dịch bệnh để chủ động phòng, chống".
Còn ông Nguyễn Văn Nên (ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) cho biết: "Gia đình tôi nuôi khoảng 200 con heo.
Trước thông tin tình hình bệnh tai xanh, tôi chủ động phòng, chống, tiêm phòng định kỳ theo lịch khuyến cáo của trạm thú y.
Ngoài ra, tôi còn vệ sinh, khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần.
Theo tôi, ngoài sự hỗ trợ của ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh, không nên bán ra thị trường và cần chủ động vệ sinh chuồng trại khi tái đàn".
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Tân Trụ - Trần Văn Ngộ, hiện tổng đàn heo trên địa bàn huyện khoảng 36.495 con.
Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, huyện tiêm phòng bệnh tai xanh 4.410 liều (vượt chỉ tiêu 3.650 liều).
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ngành chức năng tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng, chống, nếu xảy ra dịch bệnh thì phải dập dịch, khống chế dịch nhanh chóng, tránh để lây lan trên diện rộng.
Ngoài ra, tiếp tục tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng trên gia súc, vắc-xin phòng, chống dịch tai xanh trên heo, cúm gia cầm...
Có thể bạn quan tâm
Phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện đầu nguồn Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đã củng cố và phát triển mạnh nghề nuôi cá tra giống và trở thành một trong những địa chỉ cung cấp cá giống hàng đầu của tỉnh và đồng bằng sông Cửu Long.
Năm 2013, huyện Sơn Động (Bắc Giang) dành hơn 5,8 tỷ đồng trong số hơn 29 tỷ đồng thực hiện Chương trình quốc gia giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ để hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp.
Trong những năm gần đây, nhờ chăn nuôi ngựa sinh sản, gia đình ông Trương Thuỷ Long ở làng Chả, xã vùng cao Phong Vân (Lục Ngạn – Bắc Giang) không chỉ thoát được nghèo mà còn vươn lên trở thành hộ có kinh tế khá điển hình trong xã.
Anh Huỳnh Văn Thu ở thôn Thọ Đông, xã Tịnh Thọ, huyện Sơn Tịnh lớn lên ở vùng đất không được thiên nhiên ưu đãi. Năm 1998, anh lập gia đình riêng, 2 vợ chồng và các con chỉ sống nhờ vào 3 sào ruộng lúa, thu nhập không đủ sống. Anh phải đi làm đủ nghề khác vất vả mà vẫn không kiếm thêm được bao nhiêu. Thế rồi vợ chồng anh bàn bạc và quyết định phải chuyển sang chăn nuôi lợn.
Nhằm tăng cường công tác quản lý giống thủy sản, ngày 22/05/2013, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành Thông tư số 26/2013/TT-BNNPTNT về quản lý giống thủy sản.