Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ

Tăng cường trách nhiệm của cộng đồng trong bảo vệ nguồn lợi thủy sản ven bờ
Ngày đăng: 07/07/2015

An Ninh Đông là xã bãi ngang ven biển, có tiềm năng phát triển nghề cá. Trước đây, tại vùng biển này, nguồn lợi thủy sản ở tầng đáy khá phong phú và nổi tiếng như: cá cơm, cá nục, cá sòng, cá ngân, cá mú, tôm hùm, cua biển và nhiều loài ốc… Tuy nhiên, những năm qua, nghề khai thác thủy sản ven bờ bằng các phương tiện công suất nhỏ tại vùng biển trong tỉnh phát triển mạnh đã làm suy giảm nguồn lợi. Chính điều này dẫn đến hiệu quả kinh tế của các nghề khai thác ven bờ ngày càng thấp.

Tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ xã An Ninh Đông được thành lập với 188 hộ thành viên, được chia thành 9 tổ đội sản xuất. Đây là địa phương thứ ba trong tỉnh thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ (trước đó là xã An Chấn và An Hòa, huyện Tuy An). Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, từ nay đến cuối năm 2015 sẽ thành lập thêm bảy tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ tại bảy xã, phường, gồm: An Hải (huyện Tuy An), Xuân Đài, Xuân Thành, Xuân Cảnh, Xuân Phương, Xuân Hải và Xuân Hòa (TX Sông Cầu).

Việc thành lập tổ đồng quản lý nghề cá ven bờ nhằm bảo vệ nguồn lợi theo hướng bền vững và bảo đảm duy trì sinh kế lâu dài cho cộng đồng ngư dân. Nội dung hoạt động của tổ chủ yếu tuyên truyền các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, bộ quy tắc nghề cá có trách nhiệm và các văn bản pháp luật có liên quan; hỗ trợ bổ sung sinh kế cho cộng đồng ngư dân nghèo…

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững tỉnh, dự án được tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam và Hiệp hội Phát triển quốc tế (Ngân hàng Thế giới), triển khai tại 8 tỉnh gồm: Cà Mau, Sóc Trăng, Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, Hà Tĩnh, Nghệ An và Thanh Hóa trong 5 năm (từ tháng 8/2012 đến tháng 1/2018). Tại Phú Yên, tổng mức đầu tư của các tiểu dự án hơn 257 tỉ đồng, trong đó vốn vay Ngân hàng Thế giới chiếm 85,1%, vốn ngân sách nhà nước (đối ứng) chiếm 10,6% và vốn người dân tham gia các mô hình chiếm 4,8%. Dự án này được chia làm 4 hợp phần, trong hợp phần thứ 3 có tiểu hợp phần đồng quản lý hoạt động khai thác thủy sản ven bờ.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều Tìm Giải Pháp Tiết Kiệm Năng Lượng Cho Vùng Nuôi Tôm Cao Triều

Thừa Thiên Huế là một trong những địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn và chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác trong cả nước. Trong khi đó, các hồ nuôi tôm chủ yếu đều sử dụng động cơ điện và tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn. Trước thực trạng đó, được sự hỗ trợ kỹ thuật từ Carbon Trust (Anh Quốc), Sở Công thương đã triển khai dự án "Tăng cường năng lực về lập kế hoạch năng lượng bền vững ở miền Trung" (CESEP) tại vùng nuôi tôm cao triều xã Quảng Công (Quảng Điền).

29/03/2013
Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa Phổ Biến 2 Biện Pháp Kỹ Thuật Phòng Trừ Sâu Bệnh Hại Lúa

Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đang phổ biến rộng rãi hai biện pháp kỹ thuật trong sản xuất lúa đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận là tiến bộ khoa học kỹ thuật - “gieo sạ đồng loạt, né rầy” và “gieo mạ mùng”.

10/05/2013
Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor Hiệu Quả Từ Mô Hình Trồng Nhãn Idor

Những năm gần đây, trong khi nhãn da bò bị bệnh chổi rồng tấn công gây hại, khiến hầu hết các chủ vườn trồng nhãn da bò lao đao thì tại xã An Hiệp, Châu Thành (Đồng Tháp) một số nhà vườn đã làm giàu nhờ trồng giống nhãn Idor.

20/08/2013
Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap Xây Dựng Vùng Sản Xuất Nhãn Xuồng Cơm Vàng Tiêu Chuẩn VietGap

Thực hiện chương trình xúc tiến thương mại của ngành nông nghiệp trong năm 2013, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật đang thực hiện dự án “Ứng dụng hệ thống chất lượng xây dựng vùng sản xuất nhãn xuồng cơm vàng” tại xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc - Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng kinh phí gần 900 triệu đồng.

19/07/2013
Cá Tra Việt Nam Khó Càng Thêm Khó Cá Tra Việt Nam Khó Càng Thêm Khó

Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản, người nuôi cá và các ngành chức năng đang bối rối khi Bộ Thương mại Mỹ (DOC) vừa công bố phán quyết cuối cùng đợt xem xét hành chính thuế chống bán phá giá lần 8 (POR8) đối với mặt hàng cá tra philê đông lạnh của Việt Nam vào thị trường Mỹ giai đoạn từ 1-8-2010 đến 31-7-2011. Theo đó, mức thuế tăng rất cao khiến cá tra Việt Nam khó có thể xuất khẩu được vào thị trường Mỹ.

30/03/2013