Tích cực phòng, chống dịch bệnh trong chăn nuôi

Ngành Thú y tiến hành tiêu hủy heo bị bệnh, tiêu độc, khử trùng chuồng trại và khu vực xung quanh nhằm khống chế ổ dịch, không để lây lan trên diện rộng.
Đến nay, dịch bệnh tai xanh được khống chế và không phát sinh ổ bệnh mới.
Hiện, đàn heo trên toàn tỉnh có khoảng 250.000 con, tập trung chủ yếu ở các huyện: Châu Thành, Tân Trụ, Bến Lức, Cần Giuộc, TP.Tân An...
Trước tình hình dịch bệnh, Chi cục Thú y tỉnh chỉ đạo các huyện kiểm tra, rà soát lại toàn bộ đàn heo và tập trung công tác tiêm phòng bệnh tai xanh, không để dịch bệnh phát sinh và lây lan.
Đồng thời, tăng cường công tác truyền thông nhằm nêu cao ý thức của người chăn nuôi, báo cáo cơ quan chức năng nếu nghi ngờ có dịch bệnh.
Ông Nguyễn Văn Đổi (ấp 4, xã Lương Bình, huyện Bến Lức) chia sẻ: "Đàn heo của gia đình hiện nay có gần 50 con, công tác phòng, chống dịch luôn được thực hiện nghiêm túc, mỗi tuần đều thực hiện vệ sinh, tiêu độc chuồng trại.
Ngoài ra, tôi còn trang bị thêm kiến thức về các dịch bệnh để chủ động phòng, chống".
Còn ông Nguyễn Văn Nên (ấp 3, xã Tân Phước Tây, huyện Tân Trụ) cho biết: "Gia đình tôi nuôi khoảng 200 con heo.
Trước thông tin tình hình bệnh tai xanh, tôi chủ động phòng, chống, tiêm phòng định kỳ theo lịch khuyến cáo của trạm thú y.
Ngoài ra, tôi còn vệ sinh, khử trùng chuồng trại 2 lần/tuần.
Theo tôi, ngoài sự hỗ trợ của ngành chức năng, người dân cần nâng cao ý thức, kịp thời báo cáo cơ quan chức năng khi phát hiện dịch bệnh, không nên bán ra thị trường và cần chủ động vệ sinh chuồng trại khi tái đàn".
Theo Trưởng trạm Thú y huyện Tân Trụ - Trần Văn Ngộ, hiện tổng đàn heo trên địa bàn huyện khoảng 36.495 con.
Bên cạnh đẩy mạnh tuyên truyền, huyện tiêm phòng bệnh tai xanh 4.410 liều (vượt chỉ tiêu 3.650 liều).
Trước tình hình trên, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo các ngành chức năng tập trung kiểm tra, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh, chủ động trong công tác phòng, chống, nếu xảy ra dịch bệnh thì phải dập dịch, khống chế dịch nhanh chóng, tránh để lây lan trên diện rộng.
Ngoài ra, tiếp tục tiêm phòng vắc-xin lở mồm long móng trên gia súc, vắc-xin phòng, chống dịch tai xanh trên heo, cúm gia cầm...
Related news

Chiều 26.11, Ban tổ chức (BTC) Hội chợ công thương, nông sản miền Bắc 2015 đã họp phiên cuối cùng (ảnh) để tổ chức Hội chợ tại TP.Bắc Ninh.

Mô hình Tổ nông dân tự hùn vốn xoay vòng giúp nhau xây nhà ở kiên cố trên địa bàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã góp phần đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.

Bạc Liêu áp dụng các mô hình 3 giảm, 3 tăng trong sản xuất lúa; luân canh tôm – lúa; nuôi sò huyết trong ao nuôi tôm thâm canh - bán thâm canh; trồng măng tây… được nhiều nông dân hưởng ứng phát triển mạnh.

Với mục đích cùng giúp nhau phát triển nghề nuôi ong, nhiều hộ dân xã Nghĩa Mỹ, thị xã Thái Hòa (Nghệ An) đã tập hợp nhau lại thành Tổ hợp tác nuôi ong nội lấy mật. Tổ hợp tác là nơi các thành viên trao đổi kỹ thuật, kinh nghiệm, chia sẻ, hỗ trợ nhau tìm thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Năm nay, nông dân trồng mía ở đồng bằng sông Cửu Long phấn khởi vì vừa trúng mùa, vừa được giá. Song cũng có không ít người tiếc nuối vì trót phá bỏ cây mía để trồng cây khác.