Cá còi xuất ngoại

Sáng nào cũng vậy, khi thủy triều rút xuống là hàng chục phụ nữ, đàn ông ở các thôn Ninh Phú, Đông Hải, Yên Lộc, Mỹ Điền… của xã Đa Lộc kéo nhau ra biển để “săn” cá còi. Đồ nghề cho 1 ngày “úp mặt” ngoài bãi triều là chiếc giỏ đeo bên mình hoặc thêm 1 chiếc cần câu. “Săn” cá còi có 2 cách: dùng tay đào “tổ” hoặc để cá bò lên mặt nước đi kiếm ăn rồi câu.
Đang nhấn đôi tay xuống bùn để cào đất lên tìm cá, bà Trần Thị Thủy cho biết nghề này không biết có từ khi nào. “Cá còi có nhiều ở các bãi lầy thuộc cửa sông, biển, nơi mực nước không cao và lên xuống trong ngày. Loài cá này thường đào lỗ sống sâu dưới bùn như lươn, chạch” - bà Thủy nói.
Ông Vũ Văn Cần (ngụ thôn Yên Lộc) tung chùm lưỡi câu sắc nhọn ra xa, nơi có những chú cá còi đang thoăn thoắt chạy trên mặt nước sình lầy rồi nhanh tay giật chùm lưỡi trở lại. Đàn cá thấy động lao nhanh về tổ nhưng cũng có những con không kịp chạy đã bị lưỡi câu xuyên ngang mình.
Bỏ cá vào giỏ, ông Cần cho biết: “Ở vùng biển Hậu Lộc này, thủy triều thường rút vào thời điểm 8 - 9 giờ nên bà con đào, câu cá đúng vào giờ “nóng” nhất trong ngày; khoảng 13 - 14 giờ, nước lại lên cao thì không bắt được nữa”.
Theo người dân địa phương, cá còi ăn thơm ngon, béo hơn cả thịt nên được thị trường ưa chuộng. Khoảng vài năm trở lại đây, cá còi được xuất sang Trung Quốc rất nhiều nên mang lại thu nhập cao, ổn định cho người dân. Đầu vụ, 1kg cá còi thương lái thu mua tới 200.000 - 250.000 đồng, nhiều gia đình có 2 vợ chồng đi bắt cá thu được bạc triệu mỗi ngày là chuyện không hiếm. “Bây giờ giá bán chỉ còn 100.000 đồng/kg nhưng được cái là lúc nào cũng “cháy hàng”, cá mang lên tới bờ là có người tới thu mua” - ông Cần nói.
Theo ông Vũ Văn Đỉnh, Chủ tịch UBND xã Đa Lộc, đào bắt cá còi tuy không phải nghề chính nhưng mang lại thu nhập cao cho người dân. “Mấy năm gần đây, vùng triều ngày một thu hẹp, gây khó khăn cho người dân đánh bắt cá tự do nên chúng tôi đã phối hợp với lực lượng biên phòng yêu cầu các hộ nuôi ngao không được cắm cọc cách chân đê kè 500m, giúp cho tàu bè ra vào thuận lợi và quan trọng hơn là giữ lại vùng triều để người dân có nơi đào bắt cá” - ông Đỉnh thông tin.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phan Thanh Sơn ở ấp Quý Thạnh xã Tân Hội, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang được nhiều người dân biết đến bởi sự cần cù, siêng năng, chịu khó. Từ 2 bàn tay trắng, ông đã xây dựng được ngôi nhà khang trang, một mái ấm gia đình nhiều người mơ ước nhờ nuôi gà nòi thả vườn.

Sau khi Philippines hủy thầu mua 500 ngàn tấn gạo (đợt đấu thầu ngày 27/8) do giá bỏ thầu cao hơn so với giá trần, những tưởng giá lúa gạo ở Việt Nam sẽ giảm. Tuy nhiên, trên thực tế, giá lúa gạo ở nước ta không những không giảm mà vẫn vững ở mức cao.

Trước tình hình bệnh đốm nâu đang gây hại cây thanh long trên diện rộng, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát vừa ra quyết định thành lập Tổ chỉ đạo phòng chống bệnh đốm nâu trên cây thanh long, do ông Nguyễn Xuân Hồng - Cục trưởng Cục BVTV làm Tổ trưởng.

Mồng tơi có thể trồng quanh năm, tốt nhất là từ tháng 8 năm nay đến tháng 4 năm sau. Cây có thể sinh trưởng tốt tại những nơi đất thấp trong vùng nhiệt đới lên đến độ cao 500m so với mặt biển, thậm chí có thể mọc cả ở những khu vực cao 3.000m trong vùng ôn đới. Nhưng trong điều kiện ngày dài trên 13 giờ, mồng tơi sẽ không ra hoa.

Việc chủ động giám sát, phát hiện sớm dịch bệnh của cơ quan chức năng chuyên môn là rất quan trọng. Hướng dẫn, đôn đốc các cơ sở, chủ hộ chăn nuôi thực hiện nghiêm túc các quy định vệ sinh thú y trong chăn nuôi, giết mổ, buôn bán gia cầm, sản phẩm gia cầm; khi nhận thấy gia cầm có những biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh phải báo ngay cho cán bộ thú y và chính quyền địa phương …