104 ha ngao nuôi bị chết chưa rõ nguyên nhân

Trước đó, vào khoảng ngày 2/7, các hộ nuôi ngao tại xã Sơn Hải, Quỳnh Thọ, Quỳnh Thuận bỗng phát hiện ngao nuôi của gia đình bỗng dưng bị chết hàng loạt, nổi trắng khắp bờ. Trước hiện tượng trên, người dân đã báo lên Phòng NN&PTNT huyện để có giải pháp khắc phục.
Sau khi nhận được nguồn tin, đại diện Phòng NN&PTNT huyện cùng với Cục thú ý, Chi cục thú y tỉnh đã về kiểm tra, lấy mẫu ngao bị chết để xét nghiệm.
Người dân ra bãi xử lý môi trường.
Ngao chết nổi đầy bãi nuôi.
Theo thống kê thiệt hại, khoảng hơn 104 ha ngao nuôi của người dân bị chết tập trung tại vùng nuôi ngao như Quỳnh Thọ, Sơn Hải, Quỳnh Thuận. Trong đó, hộ nuôi ngao bị thiệt hại nhiều nhất là gia đình ông Thái Bá Khang (thiệt hại ngao giống), ông Đồng Như Nguyên (hơn 2 ha ngao chuẩn bị thu hoach, ước tính thiệt hại 600 triệu đồng), ngoài ra còn nhiều hộ khác.
Sau khi kiểm tra, Phòng NN&PTNT huyện đã chỉ đạo người dân nhanh chóng khắc phục hậu quả bằng cách thu nhặt vỏ ngao, xử lý bãi nuôi, diện tích ngao còn lại cần kiểm tra, theo dõi thường xuyên để nắm bắt tình hình.
Hiện nguyên nhân về hiện tượng ngao chết hàng loạt đang được cơ quan chức năng làm rõ.
Có thể bạn quan tâm

Theo thông tin từ Chi cục Bảo vệ Thực vật tỉnh Gia Lai, thời gian qua vùng nguyên liệu mía của Công ty cổ phần Mía đường-Nhiệt điện Gia Lai tại các huyện Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa đã xuất hiện bệnh trắng lá mía gây hại với diện tích bị nhiễm bệnh trên 500 ha. Tập trung nhiều nhất là 2 huyện Phú Thiện và Ia Pa.

Theo báo cáo mới nhất của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, tính đến cuối tháng 5, nước ta đã xuất khẩu được khoảng 2,2 triệu tấn gạo, đạt gần 1 tỷ USD.

Những năm trước, khi mủ cao su có giá thì nhiều người đổ xô đi trồng cao su, bất kể diện tích vượt quá quy hoạch chung của tỉnh. Hiện nay, khi “vàng trắng” hết thời, rớt giá thì lại xảy ra cảnh không ít chủ vườn cao su rong cành, tỉa nhánh, thậm chí là chặt bỏ toàn bộ vườn cây một thời “làm nên cơ nghiệp” của mình. Thực trạng này đang diễn ra ở nhiều nơi trong tỉnh Tây Ninh.

Ông Nguyễn Bé Năm - Trưởng Trạm BVTV huyện Lai Vung cho biết: “Việc rụng trái non trên cây quýt do cây bị thiếu dinh dưỡng, thời tiết thay đổi bất thường và sâu bệnh”. Khi cây thiếu dinh dưỡng thì sẽ không đủ sức nuôi trái nên phải rụng bớt để dồn sức nuôi một số trái còn lại.

Ông Lư Khải Hoàng, ở ấp Nhơn Thuận 1, xã Nhơn Nghĩa A, cho biết: Dâu bòn bon năm nay không tiêu thụ được, vì người tiêu dùng trong nước không chuộng dâu này như dâu xanh, không xuất khẩu được. Hơn 20 gốc dâu bòn bon của ông đạt năng suất khoảng 2 tấn trái, nhưng từ đầu vụ đến nay không bán được trái nào. Đến nay, dâu đã rụng hơn một nửa.