Tia hy vọng cho hạt ngọc Việt
Đó là nỗi trăn trở của không ít chuyên gia nông nghiệp.
Nguyên nhân do đâu?
Thực tế, nông dân- chủ nhân chính của “hạt ngọc” Việt- không làm chủ được thị trường.
Chuỗi giá trị lúa gạo Việt Nam hết sức dài.
Đầu vào là các nhà cung cấp giống, phân bón, thuốc trừ sâu...
Đầu ra phải qua nhiều nấc trung gian cò lúa, thương lái, các cơ sở chế biến, xay sát, doanh nghiệp xuất khẩu..., cuối cùng, một phần gạo tiêu thụ trong nước và một phần xuất khẩu.
Trong khi giá gạo không cao, lợi nhuận từ xuất khẩu gạo đang phải chia cho nhiều “ông chủ”, nông dân được hưởng ít nhất...
“3 không” là hệ quả tất yếu!
Thế nhưng, không phải tất cả đều nhuốm màu... bi quan.
Gần đây, những câu chuyện từ đất phương Nam về các loại gạo đặc sản mới, giá bán cao bất ngờ, đã làm sáng lên vài tia hy vọng cho “hạt ngọc” Việt.
Cuối tháng 9/2015, ngay khi Hợp tác xã (HTX) Định An (huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp) thu hoạch 2ha lúa đặc sản Ngọc đỏ hương dứa, Công ty CP Docimexco đã hăm hở mua hết ngay với giá 7.000 đồng/kg lúa tươi, cao hơn nhiều giá lúa thơm Jasmine (5.200 đồng/kg).
Docimexco ký hợp đồng độc quyền mua toàn bộ 23ha lúa đặc sản của HTX, chế biến và bán cho khách hàng Pháp, Anh, Italia, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ...
với giá 750- 800 USD/tấn, cao hơn hẳn con số 530 USD/tấn giá gạo Jasmine.
Ngọc đỏ hương dứa hạt màu đỏ, có mùi thơm lá dứa tự nhiên, cơm mềm, ngọt..., được khách hàng cao cấp ưa chuộng.
Một câu chuyện khác: Trường Đại học Tiền Giang cho ra đời giống lúa cẩm Cai Lậy (HTX Mỹ Thành Nam trực tiếp sản xuất).
Mấy năm qua, Công ty TNHH ADC đã bao tiêu độc quyền giống lúa này, chế biến thành gạo Trường thọ, hạt gạo màu đen hoặc tím than, có mùi thơm tự nhiên, các chỉ tiêu dinh dưỡng, hàm lượng chất sắt, can xi, các loại vitamin...
đều vượt trội so với gạo Jasmine, được xem là “siêu gạo”, thị trường châu Âu rất ưa chuộng.
Vụ đông xuân tới, công ty bao tiêu toàn bộ lúa cẩm Cai Lậy với giá 11.000-13.000 đồng/kg, gấp nhiều lần giá lúa IR50404 (4.200 đồng/kg)...
Với những loại lúa gạo đặc sản đó, chuỗi giá trị thu ngắn lại đáng kể đồng thời giá trị tăng cao hơn rất nhiều, một minh chứng sống động cho sự kết hợp “3 nhà”- nhà khoa học, nhà doanh nghiệp, nhà nông.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là một vài nét chấm phá tích cực.
Muốn “hạt ngọc” Việt thoát khỏi tình cảnh “3 không”, còn nhiều việc phải làm và quyết tâm làm bằng được.
Có thể bạn quan tâm
Một số doanh nghiệp (DN) tại chợ đầu mối Bà Đắc (huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) cho biết gạo Campuchia đang được nhiều người tiêu dùng phía Nam ưa chuộng...
Khoai lang tím Nhật rất được ưa chuộng tại thị trường Trung Quốc, dao động từ 800.000-900.000 đồng/tạ (60kg). Có thương lái trả 1 triệu đồng/tạ nhưng nông dân không còn khoai để bán.
Sản lượng cao su thiên nhiên thế giới năm nay có thể giảm năm thứ 2 liên tiếp, bởi giá thấp nhất 6 năm khiến nhiều nông dân không mặn mà với việc cạo mủ trong mùa thu hoạch.
Các chất bị cấm sử dụng trong chế biến thức ăn chăn nuôi (vì có thể gây ung thư) thường được sản xuất ở Trung Quốc và vẫn được một số doanh nghiệp Việt dùng tràn lan.
Theo Bộ Nông nghiệp &Phát triển nông thôn (NN & PTNT), 11 tháng đầu năm 2015, ngành nông nghiệp đã xuất siêu 6,26 tỷ USD.