Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Mùa thu hoạch đặc sản cam Khe Mây

Mùa thu hoạch đặc sản cam Khe Mây
Ngày đăng: 12/10/2015

Dù chưa chính thức ghi danh, nhưng từ lâu, trên thị trường trong và ngoài tỉnh, cam Khe Mây đã khẳng định được thương hiệu bởi vị ngọt thanh, hương thơm đặc trưng, tép mọng nước.

Cam đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực mang lại thu nhập chính cho người dân vùng Khe Mây (xã Hương Đô).

Năm nay, bà con càng phấn khởi bởi cam đã ra những lứa quả đều và đẹp.

Thời điểm này, ở Hương Đô, cam bắt đầu được tung ra thị trường những lứa đầu tiên và được phân loại để bán. Không chỉ các thương lái nhỏ lẻ mà các nhà buôn lớn từ TP Hà Tĩnh, Vinh, Hà Nội đều tìm về tận vườn để mua được cam chính gốc.

 

Cam Khe Mây, một đặc sản của Hà Tĩnh.

Anh Nguyễn Văn Đồng, chủ trang trại cam ở Khe Mây chia sẻ: “Năm nay, thời tiết nắng nóng nhưng không ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cam.

Với 300 gốc đang cho thu hoạch, gia đình tôi dự kiến năm nay thu hoạch 5-6 tấn.

Giá cam đầu mùa tăng so với năm ngoái từ 5.000-8.000 đồng/kg. Chúng tôi đang đặt nhiều hy vọng vào vụ này”.

Không chỉ gia đình anh Đồng mà gần 100 hộ trồng cam nơi đây cũng đang háo hức thu hoạch. Cam Khe Mây được trồng tập trung ở xóm 1, 2, 3 và 6 thuộc xã Hương Đô.

Mỗi năm, tổng sản lượng ước đạt gần 2.000 tấn. Riêng năm nay, con số đó có thể tăng lên đến 3.000 tấn.

Khe Mây có 2 loại cam chính là cam chanh và cam bù.

Cam chanh cho thu hoạch từ độ giữa tháng 8 - tháng 10 âm lịch; cam bù thu hoạch từ tháng 11 âm lịch - tháng giêng năm sau. Giá cũng chênh lệch tùy loại, dao động từ 20.000-45.000 đồng/kg với cam chanh và 30.000 - 80.0000 đồng/kg với cam bù.

Tuy nhiên, vào thời điểm tết, giá cam bù còn có thể tăng lên đến 100.000 đồng/kg.

Ông Biện Văn Bảo - Phó Chủ tịch UBND xã Hương Đô cho biết:

Cùng với cơ cấu cây cam vào danh sách những cây trồng chủ lực, xã cũng đang tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan để sớm xây dựng thương hiệu cho cây cam, nhằm nâng cao uy tín sản phẩm trên thị trường.

Đồng thời, tập trung mở rộng diện tích, phấn đấu đến cuối năm 2015 đạt 200 ha, đến năm 2020 đạt 400 ha; vừa hỗ trợ, khuyến khích bà con thành lập HTX, tổ hợp tác, doanh nghiệp để liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Đến nay, toàn xã đã có 1 HTX, 5 tổ hợp tác và 1 doanh nghiệp…

Nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, gia tăng chuỗi giá trị hàng hóa, góp phần mang lại lợi ích cho doanh nghiệp, người sản xuất và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, từ năm 2014, Sở KH&CN đã phối hợp chính quyền địa phương và người dân triển khai thử nghiệm kênh phân phối, tiêu thụ sản phẩm cam Khe Mây.

Bà con Hương Đô phấn khởi, tin tưởng vào một vụ cam bội thu.

Thông qua Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Phúc Trạch đã tiến hành ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Sản phẩm cam Khe Mây đạt tiêu chuẩn được phân loại, dán tem, nhãn và bày bán ở các gian hàng của hiệp hội và phân phối đi các tỉnh.

Thông qua mô hình liên kết thử nghiệm kênh tiêu thụ trên, sản phẩm cam Khe Mây đã bước đầu khẳng định được thương hiệu trên thị trường.

Để phát huy thành công của mô hình, năm 2015, sở tiếp tục đẩy mạnh triển khai quy mô liên kết tiêu thụ, nhằm chuẩn bị cho việc xây dựng các thủ tục đăng ký bảo hộ, phát triển giá trị tài sản trí tuệ cho sản phẩm trong thời gian tới.

Anh Trần Mạnh Hùng - Phó Trưởng phòng Quản lý công nghệ - Sở hữu trí tuệ (Sở KH&CN) cho biết

: Tuy chưa được bảo hộ nhưng để quảng bá thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền, lợi ích của người sản xuất và người tiêu dùng đối với sản phẩm cam Khe Mây chính gốc, Sở KH&CN đã tư vấn, hỗ trợ Hiệp hội Sản xuất và Kinh doanh bưởi Phúc Trạch in tem, nhãn, bao bì và thùng các-tông với dòng chữ “Cam Khe Mây”…

Dự kiến, trong năm tới, cam Khe Mây cũng sẽ “có tên, có tuổi” như bưởi Phúc Trạch.

Công lao chăm bón, vun trồng và những giọt mồ hôi của người nông dân đổ xuống đất Khe Mây sẽ gieo nên những mùa cam thơm ngọt.


Có thể bạn quan tâm

Gần 6,65 tỷ đồng hỗ trợ giá giống chè Gần 6,65 tỷ đồng hỗ trợ giá giống chè

Năm nay, tỉnh Thái Nguyên sẽ trợ giá giống chè với số tiền gần 6,65 tỷ đồng cho các hộ trồng chè ở 9/9 huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn. Các giống chè được hỗ trợ giá là LDP1 và Kim tuyên. Với giá 735 đồng/cây chè giống LDP1 và 755 đồng/cây chè giống Kim tuyên, các hộ dân sẽ được hỗ trợ 50% giá giống/cây.

18/07/2015
Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang) Phát triển cây dược liệu quý dưới tán rừng Sơn Động (Bắc Giang)

Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, nhiều giống cây dược liệu quý hiếm như nấm lim xanh, ba kích... đang dần mai một do người dân chưa quan tâm bảo tồn, phát triển. Để khôi phục nguồn gen quý này, huyện Sơn Động (Bắc Giang) đã có nhiều chính sách hỗ trợ về vốn, cây giống, đồng thời mở lớp tập huấn kỹ thuật chăm sóc, hướng dẫn nhân giống cho người dân về loại cây dược liệu quí hiếm.

18/07/2015
Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng Xuất hiện nhiều sâu bệnh hại trên cây trồng

Những cơn mưa trên địa bàn huyện Chư Sê (Gia Lai) bắt đầu xuất hiện nhiều với tầng suất và lượng mưa tương đối lớn, cũng là lúc các loại bệnh trên cây trồng xuất hiện nhiều hơn.

18/07/2015
Sản xuất mía nâng chữ đường, nâng thu nhập Sản xuất mía nâng chữ đường, nâng thu nhập

Trong sản xuất mía hiện nay, chữ đường (CCS) được xem là một trong những yếu tố quan trọng để quyết định đến giá mía và nguồn thu nhập của người dân. Do đó, với sự hỗ trợ tích cực từ Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco), hiện người trồng mía trên địa bàn tỉnh đã và đang áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để cây mía đạt CCS tốt nhất đến ngày thu hoạch.

18/07/2015
Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá Hồ tiêu liên tiếp được mùa, được giá

Đây là năm thứ 2 liên tiếp, người trồng tiêu ở xã Sơn Thành Tây (huyện Tây Hòa, tỉnh Phú Yên) được mùa, được giá. Người trồng ít cũng thu nhập trên trăm triệu đồng. Tuy nhiên, ngành chức năng lo ngại, nếu nông dân mở rộng diện tích trồng tiêu sẽ kéo theo sản xuất thiếu bền vững.

18/07/2015