Thủy Sản Việt Vào Liên Bang Nga Chung Tay Tháo Gỡ Vướng Mắc

Đến nay vẫn có quá ít DN Việt Nam được công nhận đủ điều kiện để XK sản phẩm thủy sản sang thị trường Liên bang Nga.
Gỡ vướng để tăng cơ hội
Theo ông Trương Đình Hòe – Tổng Thư ký VASEP, hiện chỉ có 7 DN đã được dỡ bỏ lệnh tạm đình chỉ XK thủy sản vào Liên bang Nga (5 DNXK cá tra và 2 DNXK tôm). “Con số này là quá ít trong khi đó đã có nhiều DN thủy sản Việt Nam hội đủ các điều kiện về an toàn thực phẩm, công suất chế biến có thể đáp ứng được yêu cầu của thị trường này”.
Để có thể “bắt rễ” và “vững chân” hơn, ngoài sự chung tay nỗ lực của cộng đồng DN thủy sản, cần hơn nữa sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng... ông Hòe nhìn nhận.
Theo ông Hòe, không phải DN thủy sản không nắm bắt được những cơ hội XK sang Nga, thậm chí có nhiều DN đã nộp đơn xin cấp phép vào thị trường này từ mấy năm nay nhưng đến giờ vẫn chưa được công nhận đủ điều kiện.
“Một số DN cho biết họ rất mong muốn được tiếp cận nhưng vẫn gặp phải nhiều vướng mắc về thủ tục; chưa rõ phải tuân thủ, đáp ứng những tiêu chuẩn, tiêu chí cụ thể nào theo quy định của phía Nga. Do đó các cơ quan chức năng, kể cả ở những cấp cao hơn cần tăng cường làm việc, trao đổi với phía bạn nhằm có những tác động mạnh mẽ hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DN thủy sản có thể XK vào thị trường này”, ông Hòe kiến nghị.
Ông Nguyễn Hữu Dũng – Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP):
Hiện nay cá tra XK sang thị trường Nga vẫn có chất lượng chưa cao, do đó bản thân các DN XK phải nâng chất lượng cá tra lên chứ không thể “à uôm” như cũ. Đồng thời, phải nâng cao chuỗi giá trị cá tra thông qua tăng cường mối liên kết giữa người nuôi và DN chế biến XK để đáp ứng nguồn cung và đơn hàng ổn định.
Ông Nguyễn Việt Thắng – Chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam - cho rằng, vừa qua, mới chỉ có một số ít DN được tháo dỡ lệnh cấm nhập khẩu trong khi LB Nga đã gia nhập tổ chức Thương mại thế giới (WTO) với cam kết tạo một nền thương mại minh bạch và không đối xử. Do vậy Hiệp hội Cá tra Việt Nam đã kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tiếp tục cử đoàn đàm phán sang Nga để tháo gỡ vướng mắc cho các DN còn lại có cơ hội tham gia thị trường.
Nâng chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm
Trong văn bản kiến nghị số 99/HHCTVN.14 – VP của Hiệp hội Cá tra Việt Nam gửi Bộ NN&PTNT ngày 20/8/2014 cũng nêu rõ: “Thời gian qua, chỉ có một nhóm các công ty Việt Nam được XK vào Liên bang Nga tạo nên sự phản ứng rất mạnh mẽ từ phía các DN khác trong ngành. Việc Ủy ban Chống độc quyền Liên bang Nga vừa có quyết định xét xử vi phạm Luật chống độc quyền đã gây cản trở việc tiếp cận thị trường hàng hóa sản phẩm phi lê cá tra/ba sa đông lạnh của Việt Nam…”.
Vì vậy, Hiệp hội Cá tra Việt Nam kiến nghị Bộ NN&PTNT sớm có kế hoạch cụ thể bảo đảm lợi ích cho tất cả các DN được XK thủy sản vào Liên bang Nga và Liên minh Hải quan. Bộ cũng cần phổ biến quy định hướng dẫn nhập khẩu thủy sản vào các thị trường này nhằm hỗ trợ các DN ngành thủy sản nói chung và ngành cá tra nói riêng.
Mặt khác, các DN cũng cần đa dạng hóa sản phẩm, cụ thể như chế biến cá tra phi lê xông khói, vừa tận dụng được diện tích nhà xưởng hiện có, vừa là cơ hội để nâng cao vị thế và chủ động hơn khi tiếp cận thị trường LB Nga”.
Có thể bạn quan tâm

Hiện giá lợn hơi chỉ còn trên dưới 37.000 đồng/kg, trung bình người chăn nuôi lỗ gần 10.000 đồng/kg lợn hơi. Đối với gà lông, giá cũng giảm từ 10.000 đồng tới 12.000 đồng/kg. Giá sản phẩm chăn nuôi của chúng ta đang thấp hơn Thái Lan từ 5000 - 6000 đ/kg; Trung Quốc gần 10.000 đ/kg.

Mô hình nuôi sò huyết luân canh trong vuông tôm được ông Lâm Văn Liêm, ấp Công Điền, xã Tân Trung, huyện Đầm Dơi (Cà Mau) áp dụng thành công. Từ mô hình này, nhiều hộ dân tham quan học hỏi và áp dụng.

Nuôi ong lấy mật không phải là nghề mới ở Bắc Ninh. Trong nhiều năm qua, nghề này chưa có bước phát triển đáng kể bởi những người nuôi ong trong tỉnh chủ yếu vẫn nuôi với hình thức nhỏ lẻ, sản phẩm để phục vụ nhu cầu gia đình là chính. Vài năm gần đây, diện tích vườn đồi, rừng và trang trại trồng trọt của tỉnh đã tăng lên đáng kể, cây cối phát triển xanh tươi, trong đó có nhiều loại cây là nguồn mật cho ong... Một số hộ nông dân tại các địa phương như Phật Tích, Việt Đoàn (Tiên Du), Nam Sơn (T.P Bắc Ninh) và Tân Lãng (Lương Tài)... đã biết tận dụng cơ hội phát triển nghề nuôi ong và đem lại nguồn thu nhập cao, trong khi chi phí đầu tư không lớn.

Nhiều năm đứng trên đất lúa ở huyện Tháp Mười, Cao Lãnh (Đồng Tháp)... cây sen đã khẳng định được hiệu quả kinh tế, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động nông thôn.

Từ đầu tháng 4 đến nay, giá tôm nguyên liệu ở tỉnh Cà Mau tăng mạnh. Tôm loại 1 cỡ 20 con/kg tăng từ 230.000 đồng/kg lên 250.000 đồng/kg. Tôm nguyên liệu loại 25 – 30 con/kg giá từ 180.000 đồng lên 220.000 đồng/kg.