Dồn Vốn Cho Nông Thôn Mới

Đồng Nai hiện đang dẫn đầu trong cả nước về xây dựng nông thôn mới là nhờ từ tỉnh đến địa phương đều tập trung dồn sức cho nông thôn mới.
Theo ông Nguyễn Hữu Định, Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh, tuy rất khó khăn về nguồn vốn ngân sách, nhưng Đồng Nai luôn ưu tiên vốn cho xây dựng nông thôn mới. Tỉnh cũng rất linh động trong việc huy động mọi nguồn lực đầu tư cho nông thôn mới.
* Gỡ khó về vốn
Nói về khó khăn của tỉnh, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Thành đã kiến nghị với đoàn công tác của Ban Kinh tế Trung ương về làm việc tại Đồng Nai vào cuối tháng 7-2014: “Hiện Đồng Nai chỉ là trọng điểm để thu ngân sách và nếu không sớm được điều chỉnh (tăng tỷ lệ điều tiết ngân sách nguồn thu nội địa dành cho tỉnh từ 51% lên ít nhất là 70%) thì mục tiêu trở thành đầu tàu kinh tế cả nước của tỉnh rất khó thực hiện.
Không thay đổi cơ chế tài chính hiện nay: phần lớn dành cho Chính phủ, phần ít dành cho địa phương thì địa phương sẽ không có nguồn lực để đầu tư cơ sở hạ tầng cho kinh tế - xã hội”.
Thực tế, hiện nay hầu hết các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh đều đang gặp khó khăn về nguồn vốn. Trong đó việc đẩy mạnh đầu tư hạ tầng cho nông thôn mới cũng gặp khó do ngân sách chậm rót vốn. Ông Lê Khắc Sơn, Bí thư xã Xuân Tâm (huyện Xuân Lộc), cho biết trong 6 tháng đầu năm, nhu cầu vốn ngân sách tỉnh đầu tư cho cơ sở hạ tầng xã khoảng 14 tỷ đồng nhưng địa phương mới chỉ được giải ngân 1,9 tỷ vốn nợ của năm trước. Tuy có khó khăn nhưng các dự án hạ tầng của xã vẫn đảm bảo tốt tiến độ.
“Một trong những lợi thế của địa phương là đạt hiệu quả tốt trong công tác vận động người dân và vốn xã hội hóa cho nông thôn mới. Cụ thể, trong 7 tháng đầu năm, xã đã vận động được trong dân khoảng 5,2 tỷ đồng đầu tư cho cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn” - ông Sơn nói.
* Huy động vốn xã hội hóa
Ông Lê Văn Thư, Chủ tịch UBND TX.Long Khánh, chia sẻ thị xã rất quan tâm đến nguồn lực xây dựng nông thôn mới. Từ UBND thị xã, Đảng ủy, UBND các xã, phường đều thành lập ban vận động ủng hộ và chung sức xây dựng nông thôn mới. Kết quả trong 5 năm thực hiện (2009-2014), thị xã đã đầu tư gần 1.133 tỷ đồng cho cơ sở hạ tầng; trong đó, nguồn ngân sách chiếm 45%; huy động trong dân chiếm 55%.
Huy động nguồn vốn tín dụng cũng là hướng được tỉnh rất quan tâm để gỡ khó về nguồn vốn trong giai đoạn hiện nay. Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, trong 6 tháng đầu năm 2014, dư nợ cho vay xây dựng nông thôn mới của 34 xã trong tỉnh đạt 3.270 tỷ đồng, gồm: dư nợ cho vay sản xuất - kinh doanh đạt 1.566 tỷ đồng; vay làm đường nông thôn, nước sạch đạt trên 32 tỷ đồng...
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai: “Tỉnh đã kiến nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước xin cơ chế cho vay trong lĩnh vực đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn mới. Theo đó, các địa phương khó khăn về vốn do ngân sách tỉnh chậm sẽ được tỉnh cho ứng vốn dưới hình thức bảo lãnh vay từ nguồn vốn tín dụng”.
Bà Nguyễn Thị Cát Tiên, Phó chủ tịch huyện Xuân Lộc, thông báo huyện vừa có thêm 4 xã đạt tiêu chí nông thôn mới, trong đó 3 xã đã được Hội đồng thẩm định tỉnh xét công nhận. Dự kiến đến tháng 9, huyện có 13/14 xã đạt chuẩn nông thôn mới và đạt mục tiêu nông thôn mới trong năm 2014.
Xuân Lộc đang tiếp tục huy động sức dân để nâng cao nông thôn mới, như: tiếp tục nâng cấp, bê tông hóa các tuyến đường thôn, ấp; lắp hệ thống đèn chiếu sáng đến từng ngõ ấp, thôn xóm, đường nội đồng với 100% vốn huy động từ sức dân. Vấn đề cốt yếu là dân phải làm ăn khấm khá thì hiệu quả xây dựng nông thôn mới bền vững.
Trong đó, một số địa phương đã phát huy hiệu quả trong việc vận động nguồn vốn xã hội hóa từ đóng góp của cơ sở sản xuất, doanh nghiệp.
Ông Nguyễn Văn Lân, Giám đốc Công ty TNHH Cù Lao Xanh, (xã Xuân Tâm, huyện Xuân Lộc), đơn vị đã đóng góp 270 triệu đồng làm đường giao thông nông thôn, chia sẻ: “Đầu tư cho nông thôn mới là vấn đề được tỉnh và địa phương quan tâm hàng đầu.
Ý thức được điều này nên doanh nghiệp cũng mong muốn đóng góp một phần cho địa phương. Việc làm này không chỉ mang lại lợi ích cho người dân mà cho cả bản thân doanh nghiệp”.
Có thể bạn quan tâm

Tại triển lãm Vietstock 2014 (triển lãm quốc tế hàng đầu về ngành chăn nuôi, thức ăn chăn nuôi và chế biến thịt do Cục Chăn nuôi, Bộ NN-PTNT, vừa tổ chức), trang trại bò sữa của Cty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã vinh dự nhận giải thưởng “Trang trại bò sữa xuất sắc nhất Việt Nam năm 2014”.

Nông dân ở các tỉnh Tây Nguyên nói chung, Đắk Lắk nói riêng đã rất thành thục trong việc phát triển cây ngô lai, và chính cây ngô lai đã mang lại hiệu quả trong việc xóa đói giảm nghèo cho người dân nơi đây. Trên thị trường hiện có đến cả chục loại giống ngô, một số giống chất lượng không ổn định, tạo nên hàng trăm héc ta ngô không hạt, khiến người trồng lao đao.

Thời gian từ khi trồng đến thu hoạch khoảng 2,5 tháng, ngắn hơn so với các loại cây trồng khác. Tính ra năng suất khoảng hơn 2 tấn/công. Chỉ cần bí có giá 4.000đ/kg là bà con đã có lãi gấp 2 – 3 lần so với trồng một số loại cây khác như đậu phộng, đậu xanh, ớt…Năm nay, giá bí ở mức 6.000 đến 8.000đ/kg”.

Dù còn gần 1 tháng nữa mùa vụ trồng dưa hấu tết mới bắt đầu. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhu cầu về hạt giống đã lên đỉnh điểm, nhất là các loại hạt giống dưa hấu trồng để chưng tết.

Một câu chuyện thực tế đang xảy ra và cũng rất đáng phải suy nghĩ, khi trên cùng một vùng đất, một thời điểm và cùng một loại cây trồng, song lại có một số ít nông dân “sống khỏe, sống tốt” giữa bối cảnh cả vùng đang điêu đứng bởi vấn nạn được mùa mất giá.