Thủy Sản Việt Nam Học Tập Phần Lan Cách Chọn Cá Giống
Hội thảo góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống cá tại hai Quốc gia đặc biệt nâng chất lượng con giống cá tra tại Việt Nam.
Nằm trong khuông khổ chương trình hoạt động của Dự án “Nâng cao năng lực phát triển chọn giống thủy sản tại Việt Nam – Thích ứng với biến đổi khi hậu và phát triển bền vững”, Sáng ngày 17/03/2014 tại Cần Thơ, Viện Nghiên cứu NTTS 1 đã phốp hợp với phía đối tác Phần Lan tiến hành tổ chức hội thảo với chủ đề “Khó khăn và thách thức trong công tác chọn cá tra giống tại Việt Nam”.
Tham gia hội thảo gồm các nhà khoa học Việt Nam (Viện Nghiên cứu NTTS 1,2, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ), lãnh đạo Trung tâm giống các tỉnh ĐBSCL cùng các chuyên gia thủy sản đến từ Phần Lan (Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan, Cơ quan an toàn thực phẩm, Viện Nông Lương Phần Lan).
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam và cá hồi tại Phần Lan. Tại Hội thảo các chuyên gia của 2 nước đã nêu lên lịch sử cùng những khó khăn thách thức trong công tác chọn giống cá tra (Việt Nam) và cá hồi (Phần Lan) đã và đang trải qua.
Từ đó có 2 bên cùng có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng hơn, góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống tại hai nước đặc biệt là công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam.
Theo đại diện lãnh đạo các Trung tâm giống, phần lớn con giống ca tra hiện nay không đạt yêu cầu cho sản xuất. Nguyên nhân chính là do đàn cá bố mẹ không đạt yêu cầu chất lượng.
Nhiều ý kiến cho biết từ quá trình chăm sóc, nuôi vỗ cá bố mẹ đã không đúng yêu cầu kỹ thuật, chưa đạt yêu cần về trọng lượng lại đã được cho sinh sản nhiều lần gây ra tình trạng cận huyết. Ngoài ra trình độ tay nghề của các kỹ thuật viên sản xuất giống còn nhiều hạn chế…
Tất cả những nguyên nhân này đã làm cho tỷ lệ ương cá tra giống hiện nay đạt rất thấp (dưới 10%). Oái oăm thay lại xẩy ra tình trạng con giống chất lượng giảm nhưng có giá bán cao làm gia tăng chi phí rất lớn cho người nuôi.
Tại hội thảo, Chuyên gia thủy sản Unto Eskelinen – Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan cho biết nhờ áp dụng chương trình chọn giống phù hợp, đến nay chất lượng giống cá hồi tại Phần Lan đã được cải thiện đáng kể không chỉ về tính trạng tăng trưởng, trọng lượng mà cả về tính trạng màu sắc cơ thịt, khả năng chống chọi với dịch bệnh, thích ứng với sự biến đổi của yếu tố môi trường….
Ông khẳng định “Vẫn còn quá sớm để khẳng định đây có phải là mô hình tốt để áp dụng trên cá tra Việt Nam hay không, chúng ta cần có những hiểu biết, nghiên cứu sâu rộng hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là mô hình có giá trị ý nghĩa, xứng đáng để các bạn tham khảo”.
Có thể bạn quan tâm
Theo thông báo của Tổng cục Quản lý Vệ sinh, An toàn và Chất lượng Thực phẩm quốc gia (SENASICA) Mexico, kể từ ngày 29/7, hàng hóa của các nước có nguồn gốc động vật, thực vật và thủy sản, nhập khẩu vào Mexico phải tuân theo quy định mới về kiểm dịch.
Những người nuôi chim yến trên địa bàn tỉnh đang đau đầu vì sản phẩm của mình phải cạnh tranh với tổ yến nhập khẩu. Hiện chưa có đánh giá cụ thể nào về tỷ lệ tổ yến nhập khẩu đang được bày bán trên thị trường nhưng điều nhìn thấy rõ nhất là giá tổ yến trong nước đã giảm gần 50%.
Để phát huy tốt tiềm năng đất đai - lao động, Tiền Giang đã định hình được vùng sản xuất theo mô hình tôm + lúa trên đất nhiễm mặn Phú Tân (huyện Tân Phú Đông, Tiền Giang) nằm ven cửa Tiểu của hệ sông Tiền, qui mô 560 ha. Đây là mô hình mới, phù hợp với đặc thù vùng đất thường xuyên bị hạn hán, xâm nhập mặn mỗi năm từ 6 tháng đến 8 tháng, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho bà con.
Trước thông tin cơn bão số 2 (bão Rammasun) sắp đổ bộ vào khu vực Vịnh Bắc Bộ và đất liền kéo theo mưa to đến rất to, nhiều người tiêu dùng ở Hà Nội đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ đề phòng sau bão giá cả lại tăng vọt.
Nếu như năm 2010, giá trị thu được trên 1 ha mặt nước là 80 triệu đồng, thì năm 2013 giá trị tăng lên 126 triệu đồng/ha, trong đó cá rô phi đơn tính đã được đưa vào nuôi trồng và khẳng định hiệu quả kinh tế cao với khoảng 200 triệu đồng/ha nếu thực hiện nuôi thâm canh 2 vụ trong năm.