Thủy Sản Việt Nam Học Tập Phần Lan Cách Chọn Cá Giống

Hội thảo góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống cá tại hai Quốc gia đặc biệt nâng chất lượng con giống cá tra tại Việt Nam.
Nằm trong khuông khổ chương trình hoạt động của Dự án “Nâng cao năng lực phát triển chọn giống thủy sản tại Việt Nam – Thích ứng với biến đổi khi hậu và phát triển bền vững”, Sáng ngày 17/03/2014 tại Cần Thơ, Viện Nghiên cứu NTTS 1 đã phốp hợp với phía đối tác Phần Lan tiến hành tổ chức hội thảo với chủ đề “Khó khăn và thách thức trong công tác chọn cá tra giống tại Việt Nam”.
Tham gia hội thảo gồm các nhà khoa học Việt Nam (Viện Nghiên cứu NTTS 1,2, Khoa Thủy sản, Đại học Cần Thơ), lãnh đạo Trung tâm giống các tỉnh ĐBSCL cùng các chuyên gia thủy sản đến từ Phần Lan (Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan, Cơ quan an toàn thực phẩm, Viện Nông Lương Phần Lan).
Hội thảo được tổ chức nhằm chia sẻ kinh nghiệm trong công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam và cá hồi tại Phần Lan. Tại Hội thảo các chuyên gia của 2 nước đã nêu lên lịch sử cùng những khó khăn thách thức trong công tác chọn giống cá tra (Việt Nam) và cá hồi (Phần Lan) đã và đang trải qua.
Từ đó có 2 bên cùng có cái nhìn thấu đáo, rõ ràng hơn, góp phần phẩn bổ sung và hoàn thiện công tác chọn giống tại hai nước đặc biệt là công tác chọn giống cá tra tại Việt Nam.
Theo đại diện lãnh đạo các Trung tâm giống, phần lớn con giống ca tra hiện nay không đạt yêu cầu cho sản xuất. Nguyên nhân chính là do đàn cá bố mẹ không đạt yêu cầu chất lượng.
Nhiều ý kiến cho biết từ quá trình chăm sóc, nuôi vỗ cá bố mẹ đã không đúng yêu cầu kỹ thuật, chưa đạt yêu cần về trọng lượng lại đã được cho sinh sản nhiều lần gây ra tình trạng cận huyết. Ngoài ra trình độ tay nghề của các kỹ thuật viên sản xuất giống còn nhiều hạn chế…
Tất cả những nguyên nhân này đã làm cho tỷ lệ ương cá tra giống hiện nay đạt rất thấp (dưới 10%). Oái oăm thay lại xẩy ra tình trạng con giống chất lượng giảm nhưng có giá bán cao làm gia tăng chi phí rất lớn cho người nuôi.
Tại hội thảo, Chuyên gia thủy sản Unto Eskelinen – Viện nghiên cứu Thủy sản Phần Lan cho biết nhờ áp dụng chương trình chọn giống phù hợp, đến nay chất lượng giống cá hồi tại Phần Lan đã được cải thiện đáng kể không chỉ về tính trạng tăng trưởng, trọng lượng mà cả về tính trạng màu sắc cơ thịt, khả năng chống chọi với dịch bệnh, thích ứng với sự biến đổi của yếu tố môi trường….
Ông khẳng định “Vẫn còn quá sớm để khẳng định đây có phải là mô hình tốt để áp dụng trên cá tra Việt Nam hay không, chúng ta cần có những hiểu biết, nghiên cứu sâu rộng hơn. Tuy nhiên, đây sẽ là mô hình có giá trị ý nghĩa, xứng đáng để các bạn tham khảo”.
Related news

Chạch Lấu là loài cá nước ngọt có thân mầu xanh đậm hoặc đen xám, trên thân có nhiều đốm vàng hình tròn hoặc bầu dục... Ở nước ta, loại cá này có nhiều tên gọi khác nhau: chạch lấu, chạch bông (Nam Bộ); chạch chấu, chạch làn (Trung Bộ và Bắc Bộ). Trước đây, giống cá chạch lấu chủ yếu đánh bắt ngoài thiên nhiên.

Thực hiện mục tiêu chuyển đổi sản xuất theo hướng "chung sống với lũ" trong giai đoạn 2011 - 2015, Tiền Giang triển khai Dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vùng sản xuất theo mô hình lúa + cá tại xã Hậu Mỹ Bắc A, huyện Cái Bè nằm đầu nguồn sông Tiền thuộc tỉnh Tiền Giang có tổng nguồn vốn khoảng 25 tỉ đồng trên qui mô 100 ha.

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

Đây là mô hình thuộc dự án Khuyến nông trung ương “Chăn nuôi gà sinh sản an toàn sinh học trong nông hộ”. Theo đánh giá của cán bộ khuyến nông và bà con nông dân, mô hình này cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Cây gừng tại xã Đồng Chum được triển khai trồng thuộc tiểu hợp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh của dự án giảm nghèo huyện Đà Bắc. Năm 2014 là năm đầu tiên cây gừng được trồng thí điểm tại xã Đồng Chum với tổng diện tích thực hiện 41,5 ha (đạt 100% kế hoạch). 264 hộ gia đình tham gia dự án chia thành 11 nhóm với tổng mức đầu tư 3,3 tỷ đồng; trong đó, dự án giảm nghèo hỗ trợ 1,9 tỷ đồng, người dân đóng góp 1,4 tỷ đồng.