Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất

Cơ Giới Hóa Trong Sản Xuất Mía Giúp Tăng Hiệu Quả Sản Xuất
Ngày đăng: 02/02/2014

Sau khi thí điểm sử dụng 2 máy nâng xếp mía, năm 2013, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa) đã đưa vào vận hành máy làm đất mía. Cùng với vụ thu hoạch mía 2013 - 2014, Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía ở huyện đã cho thấy hiệu quả bước đầu.

Huyện Cam Lâm có khoảng 2.200ha vùng nguyên liệu mía (thuộc các xã: Cam Phước Tây, Cam An Nam, Cam An Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Hiệp Bắc và Cam Tân) của Nhà máy Đường Khánh Hòa. Từ trước đến nay, việc trồng, chăm sóc, thu hoạch mía chủ yếu làm thủ công, hiệu quả không cao. Vì vậy, huyện đã triển khai Dự án Cơ giới hóa trong sản xuất mía.

2 năm, cơ giới hóa 2 khâu

Năm 2012, 20 hộ dân (chia thành 2 nhóm) được nhận 2 máy nâng xếp mía. Hiệu quả của thiết bị này đã được ghi nhận. Năm 2013, 50 hộ dân được thí điểm tham gia cơ giới hóa khâu làm đất mía với quy mô 40ha. Công ty Cổ phần Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam được lựa chọn là nhà cung cấp máy. Máy làm đất mía bao gồm: Máy cày, bánh lồng cày, bánh lồng vun xới, đánh luống, bánh lốp (bánh bám), lưỡi cày phay, lưỡi đánh luống, lưỡi lấp đất, cánh đánh luống, vun gốc... Chiếc máy trị giá 21 triệu đồng; trong đó, huyện bỏ ra 75% từ nguồn chi xây dựng nông thôn mới, còn lại các hộ đối ứng kinh phí.

50 hộ dân được chia thành 6 nhóm, mỗi nhóm có 1 người đại diện nhận máy cho cả nhóm sử dụng và báo cáo cán bộ chỉ đạo dự án cùng UBND xã khi máy gặp trục trặc. Các hộ dân còn được tập huấn kỹ thuật, dự hội thảo đầu bờ về cách sử dụng, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy làm đất mía. UBND các xã cũng lập ban chỉ đạo giám sát và điều hành dự án, phân công một cán bộ kỹ thuật theo dõi, hướng dẫn, báo cáo tình hình.

Ngoài ra, để nhân rộng dự án, Trạm Khuyến công - nông - lâm - ngư huyện còn tổ chức hội thảo cho khoảng 80 hộ thuộc 4 xã trồng mía trọng điểm của huyện (gồm: Suối Cát, Suối Tân, Cam Hòa, Cam Thành Bắc). Các hộ này được hướng dẫn cách vận hành máy qua băng đĩa trình chiếu, sau đó tham quan và vận hành máy thử nghiệm.

Khả năng nhân rộng

Vụ thu hoạch mía 2013 - 2014 phần lớn các hộ dân đánh giá cao hiệu quả của máy làm đất mía. Ông Trần Xuân Hoàng (xã Cam Tân), nông dân tham gia dự án phấn khởi nói: “Chạy máy này chỉ tốn khoảng 5 lít dầu cho 1ha đất. Máy lại định vị được độ sâu đường cày và độ sâu lấp đất nên rất hiệu quả”. Ông Nguyễn Kiên - Chủ tịch Hội Nông dân xã Cam Tân cho biết, bình thường 1ha đất cần 35 công lao động làm trong vài ngày, nhưng sử dụng máy làm đất mía, 1ha chỉ cần 1 người làm trong 1 ngày rưỡi đến 2 ngày là xong.

Ngoài ra, đất được làm bằng máy, mía trồng sinh trưởng phát triển tốt, cây thẳng đều hơn, cho năng suất cao. Việc sử dụng máy làm đất đã giảm 35% chi phí sản xuất so với khi chưa có mô hình, hiệu suất lao động lại cao hơn, tiết kiệm thời gian, do đó có thể tăng thu nhập thêm 5,2 triệu đồng/ha cho người trồng mía (với giá mía 950.000 đồng/tấn).

Với tổng kinh phí gần 200 triệu đồng, dự án giúp giảm đáng kể lao động thủ công trong giai đoạn làm đất và giảm công bốc xếp mía trong giai đoạn thu hoạch. Tính ra, khi sử dụng luân phiên cả 2 loại máy làm đất và máy nâng xếp mía, hiệu quả tăng thêm gần 8,4 triệu đồng/ha so với trước khi có mô hình. Dự án còn giúp thay đổi phương thức sản xuất của nông dân trồng mía, làm tăng hiệu quả sản xuất.

Từ đó, thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giúp nông dân thay đổi tư duy sản xuất. Hiệu quả mà dự án mang lại còn tác động đến các nông dân không tham gia dự án, tạo nên phong trào ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hóa đồng bộ vào sản xuất mía nói riêng và vào nhiều đối tượng cây trồng khác nói chung. Điều này cũng góp phần xây dựng nông thôn mới và phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững.

Theo ông Nguyễn Ta - Phó Trưởng phòng phụ trách Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Cam Lâm, địa phương đang đề nghị Trung tâm Khuyến nông quốc gia tiếp tục cho nhân rộng mô hình máy làm đất mía trên địa bàn huyện trong năm nay.


Có thể bạn quan tâm

Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng Na Sang Đa Dạng Hóa Cây Trồng

Năm 2010 xã Na Sang, huyện Mường Chà có 68% hộ nghèo. Không trông chờ, ỷ lại vào sự hỗ trợ của Nhà nước, nhiều hộ dân đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng, nhiều diện tích lúa kém hiệu quả sang trồng dứa, đậu tương, cao su… Đến nay, Na Sang đã có nhiều đổi thay, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn trên 40%.

18/07/2014
Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai Mường Ảng Mất Trắng Gần 6ha Lúa Do Thiên Tai

Hơn 1 tháng trở lại đây, trên địa bàn huyện Mường Ảng xuất hiện nhiều trận mưa lớn, gây thiệt hại về tài sản và hoa màu của người dân. Trong đó, mưa lũ đã làm 125m kênh thủy lợi tại các xã: Ẳng Cang, Ẳng Tở, Mường Lạn, Ngối Cáy bị hư hỏng; 1km kênh mương bị vùi lấp; hơn 650m3 đất, đá sạt xuống các tuyến giao thông trên địa bàn.

18/07/2014
Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới Trái Cây Nghịch Vụ Hướng Đi Mới

Ông Đỗ Thái Hùng, Bí thư chi bộ ấp Bình Thuận, xã Tam Bình (Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết: "Trái sầu riêng rải vụ năm 2014 đang đạt giá kỷ lục, gần 100.000 đ/kg. Sau khi trừ chi phí đầu tư, nhà vườn thu lãi khoảng 80% so với giá bán. Hiệu quả của việc SX trái cây rải vụ đã rõ.

05/12/2014
Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi Hơn 70% Hộ Dân Nuôi Tôm Nước Lợ Ở Trà Vinh Có Lãi

Cụ thể, tôm chân trắng loại 60 con/kg đang được thương lái thu mua với giá 116.000 đ/kg; loại 70 con/kg có giá 112.000 đ/kg; loại 90 con/kg có giá 100.000 - 104.000 đ/kg; tôm sú loại 20 con/kg đang ở mức giá 260.000 - 270.000 đ/kg, tôm sú loại 30 con/kg giá 225.000 - 230.000 đ/kg, tăng bình quân khoảng 20.000 đ/kg so với cuối tháng 5/2014.

18/07/2014
Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế Ruộng Ngập Úng, Lỗi Do… Thiết Kế

Hơn 2 năm nay, gần 20ha đất sản xuất của người dân thôn Tây Sơn Đông (xã Duy Hải, Duy Xuyên) phải bỏ hoang, hoặc bất đắc dĩ chỉ sản xuất 1 vụ do bị ngập úng. Đây là hệ lụy của việc thiết kế cao trình chưa tính toán phù hợp khâu giải thủy, đầu tư thiếu đồng bộ hạ tầng.

18/07/2014