Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa

Hoà Mỹ Phát Triển Mô Hình Tôm Lúa
Ngày đăng: 02/02/2014

Từ sau chuyển dịch cơ cấu sản xuất năm 2001, nông dân xã Hoà Mỹ, huyện Cái Nước (Cà Mau) thực hiện mô hình lúa - tôm kết hợp mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Qua thời gian “con tôm ôm cây lúa” đã chứng minh hướng đi đúng đắn trên bước đường chuyển dịch sản xuất.

Hầu hết các ấp đều được Hội Nông dân xã hướng dẫn thực hiện mô hình sản xuất tôm - lúa, nhưng mang lại hiệu quả cao, nhất là các ấp: Thị Tường B, Thị Tường, Cái Bát. Trong đó, Thị Tường B là ấp có diện tích lúa - tôm lớn nhất xã với 275 ha/560 ha lúa - tôm của toàn xã.

Tuỳ theo diện tích đất lớn hay nhỏ mà mỗi hộ nông dân tiến hành nuôi, trồng với nhiều hình thức khác nhau. Có nhiều hộ kết hợp nuôi tôm - trồng lúa trên một diện tích rộng, nhiều hộ chỉ khoanh ngọt khoảng vài héc-ta để tiện cho việc sản xuất.

Ông Nguyễn Thanh Lam, Chủ tịch Hội Nông dân xã Hoà Mỹ, cho biết: “Nhận thức được lợi ích kinh tế mang lại từ mô hình trên nên ngày càng có nhiều hộ dân tham gia. Nhìn chung, đời sống người dân được nâng cao, thu nhập kinh tế ổn định”.

Ông Nguyễn Văn Ly, ấp Thị Tường B, là hộ nông dân điển hình thực hiện thành công mô hình lúa - tôm kết hợp. Tính từ năm 2001 đến nay, gia đình ông thu hoạch trên 1.000 giạ lúa. Gia đình ông Ly làm kết hợp lúa - tôm trên diện tích gần 1,5 ha, mỗi năm thu hoạch lúa trên 200 giạ. Mỗi vụ sản xuất, chi phí tiền lúa giống, nhân công, phân, thuốc dưới 5 triệu đồng. Thu hoạch tôm xen kẽ hằng tháng cũng mang lại lợi nhuận cao.

Ông Nguyễn Văn Ly chia sẻ, từ lúc chuyển dịch cơ cấu sản xuất gia đình cũng muốn giữ lại một phần đất để khoanh ngọt làm lúa. Nhờ Hội Nông dân xã phát động và hướng dẫn mô hình nên giờ đây tôi vừa giữ được cây lúa, vừa nuôi tôm, thu nhập tương đối ổn định. Nếu thực hiện đúng kỹ thuật và quy trình sản xuất thì hằng năm thu nhập trên 200 triệu đồng.

Thuận lợi trong việc sản xuất tôm - lúa chính là sự đồng thuận rất cao của nông dân. Nhiều hộ nông dân không ngại khó khăn, cố gắng duy trì mô hình, tìm tòi nhiều biện pháp nâng cao năng suất tôm, lúa. Bà con được tập huấn kỹ thuật sản xuất vụ lúa trên đất nuôi tôm do Hội Nông dân xã kết hợp với Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư và Phòng Nông nghiệp huyện Cái Nước tổ chức.

Song, phải thừa nhận rằng việc sản xuất tôm - lúa ở Hoà Mỹ cũng đang có những khó khăn khi còn lệ thuộc rất nhiều vào yếu tố thời tiết, chưa chủ động nguồn nước. Trong quá trình sản xuất, một số hộ dân sử dụng giống không đồng loạt, không sử dụng giống theo khuyến cáo của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư, phần lớn bà con tự mua giống bên ngoài nên chất lượng chưa cao.

Ngoài ra, UBND xã Hoà Mỹ cũng chưa quy hoạch được vùng khép kín giữ ngọt, nhiều hộ dân chưa mạnh dạn đầu tư, hình thức sản xuất còn phong trào nên hiệu quả thấp. Nếu khắc phục những hạn chế trên, sản xuất tôm - lúa ở Hoà Mỹ sẽ ngày càng phát triển, mang lại hiệu quả kinh tế, tăng thu nhập cho người dân.


Có thể bạn quan tâm

Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân Cây Ớt Niềm Hy Vọng Của Nông Dân

Giá rau sau Tết Nguyên đán rớt giá thê thảm khiến nhiều nông dân trồng rau huyện Đak Pơ (Gia Lai) rơi vào cảnh trắng tay. Trước tình hình đó, mặc dù giá cả so với trước Tết có giảm, nhưng với mức giá từ 15.000 đồng đến 20.000 đồng/kg, cây ớt hiện đang trở thành niềm hy vọng của bà con nơi đây.

28/02/2014
Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang Bất Cập Trong Chuyển Đổi Giống Mía Ở Hậu Giang

Là một trong những địa phương có diện tích trồng mía lớn nhất của huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), thời gian qua, lãnh đạo xã Tân Phước Hưng không ngừng vận động người dân chuyển đổi giống mía trong sản xuất, nhất là những giống mía cũ bằng giống mía mới có chất lượng nhằm hạn chế sâu bệnh, tăng hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên, vấn đề chuyển đổi giống mía hiện vẫn còn nhiều bất cập.

28/02/2014
Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím Sẽ Áp Dụng Công Nghệ Sơ Chế, Bảo Quản Hành Tím

Theo Ban Quản lý Dự án Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Sóc Trăng, trong năm 2014, Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh sẽ phối hợp với các viện, trường để nghiên cứu công nghệ sơ chế, tồn trữ hành tím hiệu quả để áp dụng.

28/02/2014
Ôm Nợ Vì Cao Su Ôm Nợ Vì Cao Su

Dù cao su vào chu kỳ khai thác nhưng giá xuống quá thấp, tiền bán mủ không đủ chi phí, người trồng cao su tại huyện Krông Nô (tỉnh Đăk Nông) phải chặt bỏ. Ân hận vì chạy theo phong trào trồng cao su một cách tự phát thì đã muộn…

28/02/2014
Giống Yếu Tố Hàng Đầu Trong Nuôi Tôm Giống Yếu Tố Hàng Đầu Trong Nuôi Tôm

Sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất từ trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản đến nay, ở Cà Mau, một số nông dân nắm bắt kịp thời kỹ thuật nuôi tôm đã trở thành tỷ phú. Nhưng vẫn còn hàng ngàn gia đình lao đao, nợ nần, khốn khó... Nguyên nhân do đâu?

28/02/2014