Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá

Tuần qua, tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long giá một số loài thủy sản nuôi tăng giá như tôm, cá lóc, cá điêu hồng.
Giá cá lóc nuôi mua tại ao hiện đã tăng thêm 2.000 – 3.000 đồng/kg trong vòng hai tuần qua và đang ở mức 38.000 – 40.000 đồng/kg tuỳ loại. Gần một năm qua, giá cá lóc nuôi ổn định ở mức 37.000 đồng/kg, trong khi đó, giá bán lẻ tại chợ thường không dưới 50.000 đồng/kg. Theo nhiều người nuôi cá ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang… nhiều nông hộ trồng mía, nuôi cá tra bị thua lỗ đã chuyển sang đầu tư nuôi cá lóc, nên nhiều người nuôi cá lóc lo ngại giá cả sẽ xấu đi khi sản lượng tăng cao.
Cùng lúc này, sau một thời gian dài người nuôi cá điêu hồng bị điêu đứng vì không bán được cá, giá cá điêu hồng hiện ở mức trên 35.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.
Tại Cà Mau, giá tôm sú loại 30 con/kg và 40 con/kg đều tăng 5.000 đồng/kg lần lượt lên 180.000 đồng/kg và 155.000 đồng/kg. Giá tôm sú loại 20 con/kg giữ ổn định. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng lại giảm từ 3.000 - 4.000 đồng/kg tùy từng loại cân nặng. Cụ thể, loại 100 con/kg, 90 con/kg và 50 con/kg giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 83.000 đồng/kg, 93.000 đồng/kg và 127.000 đồng/kg. Giá loại 80 con/kg và 6 con/kg giảm 4.000 đồng/kg so với tuần trước, riêng giá tôm loại 70 con/kg giữ ổn định.
Giá tôm sú nguyên liệu tăng chủ yếu do nguồn cung từ nông dân khan hiếm. Thời tiết nắng nóng gay gắt và dịch bệnh tràn lan khiến nhiều hộ nông dân phải bỏ ao nuôi.
Có thể bạn quan tâm

Để vụ mùa đạt diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng cao, huyện Đoan Hùng đã tập trung chỉ đạo: Thực hiện tốt cơ cấu trà mùa sớm đạt 48% diện tích nhằm tạo thuận lợi cho sản xuất vụ đông; duy trì diện tích lúa lai đạt trên 62%; mở rộng diện tích lúa chất lượng cao gắn với xây dựng cánh đồng mẫu lớn theo hướng liền vùng, cùng trà, cùng giống. Huyện cũng đã chỉ đạo mở rộng diện tích thâm canh lúa cải tiến (SRI) và đẩy mạnh đầu tư thâm canh tăng năng suất cây trồng và chú trọng công tác phòng trừ sâu bệnh.

Những năm gần đây, thiên tai, nhân tai luôn rình rập những con tàu của ngư dân trong từng chuyến ra khơi. Nhưng từ khi Nghiệp đoàn Nghề cá xã Phổ Quang (Đức Phổ) ra đời đã trở thành ngôi nhà chung của ngư dân. Nghiệp đoàn đã và đang phát huy vai trò kết nối sức mạnh của ngư dân, tạo hiệu quả trong đánh bắt hải sản, góp phần bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.

Đang giai đoạn làm đòng, trổ bông nhưng hơn 2.150ha các trà lúa hè thu bị rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại; trong đó có hơn 147ha nhiễm nặng.

Bộ Tài chính đang chủ trì dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm chính sách hỗ trợ một lần sau đầu tư theo quy định tại Nghị định của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Theo đó, đóng mới tàu vỏ thép, vỏ vật liệu mới thì chủ tàu được hỗ trợ 52% tổng giá trị đầu tư đóng mới nhưng không quá 7.300 triệu đồng/tàu.

Cùng thời điểm này những năm trước, người dân vùng đầu nguồn Hồng Ngự (Đồng Tháp) đã có thể hưởng lợi từ mùa lũ do lượng cá, tôm về nhiều. Tuy nhiên, người dân cho biết hiện nay vẫn chưa có nước nhiều cùng với việc ghe cào đánh bắt cá bằng điện nên nguồn thủy sản đã giảm đi trông thấy.