Thuỷ Sản Nuôi Tăng Giá

Tuần qua, tại các tỉnh vùng đồng bằng sông Cửu Long giá một số loài thủy sản nuôi tăng giá như tôm, cá lóc, cá điêu hồng.
Giá cá lóc nuôi mua tại ao hiện đã tăng thêm 2.000 – 3.000 đồng/kg trong vòng hai tuần qua và đang ở mức 38.000 – 40.000 đồng/kg tuỳ loại. Gần một năm qua, giá cá lóc nuôi ổn định ở mức 37.000 đồng/kg, trong khi đó, giá bán lẻ tại chợ thường không dưới 50.000 đồng/kg. Theo nhiều người nuôi cá ở các tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang… nhiều nông hộ trồng mía, nuôi cá tra bị thua lỗ đã chuyển sang đầu tư nuôi cá lóc, nên nhiều người nuôi cá lóc lo ngại giá cả sẽ xấu đi khi sản lượng tăng cao.
Cùng lúc này, sau một thời gian dài người nuôi cá điêu hồng bị điêu đứng vì không bán được cá, giá cá điêu hồng hiện ở mức trên 35.000 đồng/kg, tăng bình quân 10.000 đồng/kg so với hồi đầu năm.
Tại Cà Mau, giá tôm sú loại 30 con/kg và 40 con/kg đều tăng 5.000 đồng/kg lần lượt lên 180.000 đồng/kg và 155.000 đồng/kg. Giá tôm sú loại 20 con/kg giữ ổn định. Tuy nhiên, giá tôm thẻ chân trắng lại giảm từ 3.000 - 4.000 đồng/kg tùy từng loại cân nặng. Cụ thể, loại 100 con/kg, 90 con/kg và 50 con/kg giảm 3.000 đồng/kg xuống còn 83.000 đồng/kg, 93.000 đồng/kg và 127.000 đồng/kg. Giá loại 80 con/kg và 6 con/kg giảm 4.000 đồng/kg so với tuần trước, riêng giá tôm loại 70 con/kg giữ ổn định.
Giá tôm sú nguyên liệu tăng chủ yếu do nguồn cung từ nông dân khan hiếm. Thời tiết nắng nóng gay gắt và dịch bệnh tràn lan khiến nhiều hộ nông dân phải bỏ ao nuôi.
Related news

Vụ Đông xuân 2011 - 2012, nông dân xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang ký kết hợp đồng nhân giống lúa thơm Jasmine 85 với Công ty Cổ phần Mêkông khoảng 7 ha.

Le le là một loài chim hoang dã, có nhiều ở vùng ĐBSCL. Những năm gần đây, ngày càng có nhiều người săn bắt le le tự nhiên để bán cho các nhà hàng làm món đặc sản. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ của thị trường và cũng muốn bảo tồn một loài chim có giá trị kinh tế cao, nhiều người đã tìm cách nuôi và cho sinh sản le le. Ông Sa Lê và ông Gồ Sa Ly (cả hai đều là người Chăm) là 2 điển hình nuôi le le thành công ở xã Vĩnh Hanh, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang.

Hơn một tháng nay tôm tít xuất hiện nhiều ở đầm Ô Loan (huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên). Tôm tít xuất hiện nhiều có lợi hay gây hại đối với việc nuôi trồng thủy sản và môi trường trong đầm, rất cần các cơ quan chuyên môn vào cuộc.

Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhất hiện nay với ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh diễn biến phức tạp, thường ở thể quá cấp và cấp tính gây chết nhanh chóng, hàng loạt khi nhiễm phải làm thiệt hại lớn cho người chăn nuôi.

Mô hình nuôi cá trắm đen đã được các hộ trong tỉnh Nam Định đưa vào nuôi thử nghiệm từ năm 2008. Các hộ nuôi thường cho cá trắm đen, chủ yếu đối với loại cá có trọng lượng trên 1 kg ăn ốc bươu vàng và dắt biển. Cá chỉ ăn ruột ốc, ruột dắt biển, còn lại thải ra môi trường nên lượng vỏ ốc, vỏ dắt biển tồn dư trong ao nhiều, dễ gây ô nhiễm môi trường nước, khiến cá chậm lớn và dễ bị nhiễm bệnh. Các hộ nuôi cá trắm đen ở xã Mỹ Thắng (Mỹ Lộc) những năm qua đều lao đao vì gần như năm nào cá trắm đen cũng bị dịch bệnh.