Thủy Sản Nuôi Được Giá

Với giá bán như hiện nay, trung bình người nuôi lãi 7 triệu/1 tấn cá lóc thương phẩm, 30 triệu/1 tấn lươn thương phẩm
Tính đến ngày 3/7/2014, nông dân huyện Tam Nông (Đồng Tháp) đã thu hoạch được trên 2.476 tấn cá lóc, hơn 26.019 tấn cá tra, 1,6 tấn ếch, 5,2 tấn lươn và hơn 1.057 tấn tôm cá các loại.
Nhiều thương lái ở trong và ngoài tỉnh Đồng Tháp đến tận nơi thu mua cá lóc với giá dao động từ 37.000 - 38.500đ/kg (tăng so với tháng trước 5.000đ/kg), giá lươn bán từ 114.000 - 132.000đ/kg …
Theo đa số người nuôi cá lóc ở xã Phú Thọ, trong khi dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm diễn biến phức tạp, thì sản phẩm thủy sản đang được người tiêu dùng quan tâm nên tiêu thụ dễ dàng, giá bán tăng. Với giá bán như hiện nay, trung bình 1 tấn cá lóc thương phẩm, người nuôi sẽ có lãi khoảng 7 triệu đồng.
Còn người nuôi lươn ở xã An Long bày tỏ: Cứ đầu tư 3,5 kg thức ăn sẽ cho ra 1kg lươn thương phẩm. Với giá bán như hiện nay, bình quân 1 tấn lươn thương phẩm, người nuôi lãi 30 triệu đồng…
Toàn huyện Tam Nông (Đồng Tháp) hiện có hàng trăm hộ nông dân tận dụng diện tích mặt nước ao hầm, lồng bè, ruộng để nuôi thủy sản, với khoảng 1.000 ha. Trong đó, có 69 hộ thả nuôi trên 486 ha tôm càng xanh, nhiều hộ nuôi trên 325 ha cá tra, 41 ha nuôi cá lóc và hơn 55 ha nuôi cá rô đồng, cá rô phi, cá hường, cá trê các loại; 23 bè nuôi cá basa, 55 mùng, vèo và hàng trăm hồ xi măng, bể lót bạt nuôi lươn, ếch, cá, rắn các loại.
Có thể bạn quan tâm

Các hộ nuôi cá lóc trên địa bàn xã Hòa Lạc (Phú Tân - An Giang) đang lo lắng trước tình trạng cá bệnh trắng mình và xuất huyết. Cụ thể, đuôi cá xuất hiện vết trắng rồi lan dần về phía đầu làm cho cá mất nhớt, bong da… dẫn đến chết hàng loạt.

Chuyện nuôi cá trên sông Hồng bao đời nay chưa ai dám nghĩ, bởi không ô nhiễm nhưng dòng nước lại quá mênh mông.

Theo tính toán của Trung tâm Nông nghiệp (TTNN) huyện Đạ Huoai (Lâm Đồng), hiệu quả kinh tế mang lại từ các mô hình nuôi thí điểm cá chạch bùn trên địa bàn huyện đạt gấp 2 - 3 lần so với nuôi các loại cá trê, trắm, chép, trôi… Hiện, mô hình được bắt đầu nhân rộng, mở ra một hướng phát triển mới cho nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn.
Nhiều năm qua, người dân trên địa bàn các xã Mỹ Hòa, Mỹ An và Đốc Binh Kiều (huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) triển khai mô hình nuôi ếch Thái mang lại hiệu quả kinh tế khá cao. Trong đó, xã Đốc Binh Kiều thực hiện hiệu quả nhất, người dân nuôi ếch trên phần đất trũng bỏ hoang, tận dụng các đìa sen để cải tạo lại thành ao thả ếch...

Bây giờ đang là thời điểm những đoàn tàu đánh cá xa bờ của ngư dân trong tỉnh Quảng Ngãi trở về sau hàng tháng trời ròng rã trên biển khơi. Đây là phiên biển đầu tiên trong năm. Cá đầy khoang, giá bán cao, niềm vui ấy báo hiệu một năm gặt hái nhiều thành công của ngư dân vùng biển.