Tôm Cà Mau Giảm Giá Trị Do Xuất Khẩu Sản Phẩm Thô

Giá trị xuất khẩu con tôm Cà Mau luôn tăng qua các năm, đạt trên 1,2 tỷ USD trong năm 2014. Tuy nhiên, nhìn vào thực tế cho thấy, phần lớn được xuất dưới dạng sản phẩm thô, mới qua sơ chế, làm giảm giá trị sản phẩm, chỉ có khoảng 40% sản phẩm có giá trị gia tăng được xuất khẩu.
Trong 155 nghìn tấn tôm của năm 2014 thì có đến trên 92 nghìn tấn sản phẩm được xuất khẩu dưới dạng thô sang các nước, chỉ có khoảng 63 nghìn tấn được chế biến thông qua dây chuyền sản xuất hiện đại, cho ra nhiều dòng sản phẩm mang lại giá trị gia tăng, thu lợi kinh tế cao.
Toàn tỉnh hiện có 32 công ty, 38 xí nghiệp trực thuộc với tổng công suất thiết kế trên 190 tấn/năm. Tuy nhiên do nguồn nguyên liệu tại chỗ chưa thể đáp ứng, trong đó có tình trạng tôm nguyên liệu Cà Mau “bơi” ra ngoài tỉnh, buộc các công ty phải nhập tôm từ nước ngoài, song cũng chưa thể đáp ứng nhu cầu sản xuất.
Đáng chú ý là tôm nguyên liệu của trên 10 nghìn hecta tôm sinh thái được Tổ chức Naturland của Đức công nhận, nếu xuất thô hay “chạy” sang các tỉnh là một sự hoang phí so với ưu thế thương hiệu tôm sạch của địa phương.
Hiện, sản phẩm xuất khẩu của con tôm Cà Mau có mặt trên 40 quốc gia và vùng lãnh thổ, trọng điểm tại: Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản và các nước Tây Á.
Có thể bạn quan tâm

Phòng NN&PTNT huyện Thăng Bình (Quảng Nam) phối hợp với tổ chức Phát triển quốc tế (IDE) tại Việt Nam hỗ trợ nông dân áp dụng kỹ thuật tưới phun mưa để nâng cao năng suất rau màu, bước đầu đem lại kết quả khả quan.

Sau 2 ngày có chỉ đạo của Đại tướng Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an, về việc làm rõ đúng, sai trong vụ tạm giữ 1,8 tấn bạch tuộc tại Hải Dương, Công an tỉnh này đã nhận sai và bồi thường số tiền 650 triệu đồng cho các ngư dân ở huyện Cần Giờ (TPHCM) vì số hàng đã bị hỏng.

Nhờ được học nghề trồng dâu, nuôi tằm bài bản, nhiều hộ dân xã Bắc Bình (Lập Thạch, Vĩnh Phúc) bây giờ đang có thu nhập cao từ nghề này và tạo việc làm cho hàng trăm lao động.

Để thu được một triệu đồng tiền lãi từ nuôi các loài cá truyền thống (cá trắm, cá mè, cá trôi, cá chép…), một người nông dân có thể phải sử dụng đến hàng trăm m2 ao nuôi, nhưng với anh Nguyễn Hữu Tân, ở tổ 1, phường Tân Quang, thị xã Tuyên Quang (tỉnh Tuyên Quang), chỉ với 3 chiếc lồng nuôi cá, rộng 8 m2 mỗi lồng, trung bình hàng năm đem về cho anh 70-80 triệu đồng tiền lãi.

Sau 23 năm phục vụ quân đội, năm 1990 ông Năng Văn Tuyến, thôn Quan Ngoại, xã Tam Quan (Tam Đảo) trở về địa phương với hai bàn tay trắng. Kinh tế gia đình ông ngày càng khó khăn và vất vả, bởi nguồn thu nhập gia đình lúc đó chủ yếu dựa vào 5 sào ruộng. Năm 1996, ông Tuyến đã bàn với gia đình mua 2 mẫu diện tích đất đồi của HTX với thời gian 50 năm để trồng cây ăn quả và chăn nuôi.