Lô Cá Ngừ Thứ Hai Xuất Sang Thị Trường Nhật Có Giá Bình Quân 190.000 Đồng/kg
Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Bình Định (BIDIFISCO) cho biết: Lô hàng cá ngừ đại dương thứ hai của tỉnh ta xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản đã được bán đấu giá tại Trung tâm Đấu giá thành phố Osaka (Nhật Bản) vào sáng 2.2, với giá bình quân 1.000 JPY/kg (khoảng 190.000 đồng/kg).
Lô hàng này có tổng trọng lượng 320 kg, gồm 7 con cá ngừ đại dương của 4 tàu cá của ông Nguyễn Quê và ông La Tình (cùng ở xã Tam Quan Bắc, huyện Hoài Nhơn) tham gia mô hình khai thác, thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương sang Nhật Bản. Số cá trên do các cán bộ thủy sản của BIDIFISCO và chuyên gia thủy sản Công ty Kato Hitoshi General Office (Nhật Bản) trực tiếp kiểm tra và lựa chọn để xuất khẩu qua thị trường Nhật Bản.
Được biết, lô cá ngừ đầu tiên mà Bình Định xuất sang thị trường Nhật hồi tháng 8.2014 được đấu với giá bình quân 1.200 JPY/kh (khoảng 240 ngàn đồng/kg).
Có thể bạn quan tâm
Trước kia, loại cá thòi lòi chỉ được coi là món ăn của người nghèo nhưng nay đã có mặt trong nhà hàng sang trọng và được thu mua với giá lên tới 400.000 đồng/kg.
CEO Tập đoàn GIC chỉ ra 4 yếu điểm của nông nghiệp Việt Nam khiến nhà đầu tư ngoại ngần ngại rót vốn.
Những ngày này chạy dọc tuyến kênh Cái Sắn về vùng trồng lúa vụ thu đông rộng lớn tiếp giáp 2 tỉnh An Giang, Kiên Giang và TP Cần Thơ, đến đâu cũng ngồn ngộn lúa...
Vụ sản xuất mía đường 2015 - 2016 đã bắt đầu vào mùa, thế nhưng rất nhiều nhà máy tại các tỉnh trọng điểm về mía đường như Tây Ninh, Sóc Trăng, Hậu Giang... đang như “ngồi trên đống lửa” vì không biết “bói” đâu ra nguyên liệu mía.
Việc trồng mới cao su cần nguồn vốn lớn, giá mủ rẻ, thời gian cho thu hoạch mất nhiều năm, nên người dân không còn mặn mà với cây cao su. Do vậy, Sở NN&PTNT Thanh Hóa đề nghị UBND tỉnh tạm dừng kế hoạch trồng mới cao su năm 2015.