Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng
Ngày đăng: 15/08/2014

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

Bên cạnh đó, nuôi thả cá cũng là nghề có truyền thống ở địa phương. Do đó, chính quyền địa phương đã xác định thủy sản là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích người nuôi đầu tư vào thâm canh kết hợp với chăn nuôi, trồng sen… có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là xã thuộc vùng chiêm trũng, diện tích gieo cấy hàng năm của Dị Nậu vào khoảng 300ha, trong đó gần 50% chỉ cấy được vụ chiêm xuân, vụ mùa ngập úng hoàn toàn.

Diện tích có thể khai thác để nuôi thả cá vào khoảng trên 110ha, trong đó diện tích nuôi chuyên hơn 65ha, tập trung ở một số hồ đầm lớn như đầm Thâm Tuấn, đầm Óc Gáo… Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm lại không tương xứng, chỉ đạt khoảng 210 – 225 tấn/năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất và sản lượng thủy sản ở đây chưa cao do bà con chủ yếu vẫn nuôi theo phương thức quảng canh là chính, chưa có sự chăm sóc, đầu tư để có năng suất cao.

Bên cạnh đó, nghề nuôi thủy sản ở Dị Nậu còn gặp phải những khó khăn khác như dịch bệnh nhiều khi làm cá chết hàng loạt, khiến người nuôi bị thiệt hại không nhỏ; nguồn nước cung cấp cho ao hồ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, không có nguồn thay thế; một số diện tích nuôi không có đường thoát nước, dẫn đến tình trạng “ao tù” khiến cá dễ mắc bệnh, chậm lớn; đặc biệt, vào khoảng tháng 5, tháng 6 thời tiết nóng, mực nước thấp, cá dễ chết… Ông Nguyễn Văn Hòa, tổ trưởng tổ khuyến nông xã cho biết: Người làm thủy sản ở đây bây giờ rất cần được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho cá.

Xã cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, mời cả kỹ sư thủy sản của Cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) lên kiểm tra và truyền đạt kỹ thuật phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Ngoài ra, những hộ nuôi thủy sản ở Tam Nông nói chung đều muốn có một trại giống trên địa bàn huyện để thuận tiện cho việc mua giống, tránh mua giống bên ngoài vừa không đảm bảo chất lượng, vừa tăng chi phí...

Bên cạnh đó, người nuôi thủy sản ở Dị Nậu còn có mong muốn được đấu thầu diện tích mặt nước tối thiểu khoảng 10 năm trở lên. Có như vậy họ mới yên tâm đầu tư bởi đây là nghề cần thời gian khá dài mới có thể thu hồi được vốn và có lãi. Được biết, hiện nay xã đã đề đạt nguyện vọng này của người dân lên cấp trên và đã giải quyết được một phần. Những hộ nuôi có diện tích lớn đã được đấu thầu với thời gian tối đa là 20 năm.

Không chỉ vậy, nếu thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa cũng sẽ tạo điều kiện để nghề thủy sản phát triển mạnh mẽ hơn. Anh Tạ Văn Long, một trong những hộ có diện tích nuôi thủy sản lớn ở khu 6 tha thiết: Cứ vào vụ mùa, nhìn nhiều ruộng lúa ngay cạnh khu nuôi cá của mình bỏ hoang cho nước ngập mà tôi tiếc quá.

Đề nghị mãi nhưng nhiều hộ không muốn cho thuê lại ruộng, mặc dù tôi cũng đã nói rõ là chỉ thuê trong thời điểm có nước để thả cá, vụ xuân vẫn để bà con gieo cấy nhưng họ không đồng ý. Vì thế chúng tôi mong muốn chính quyền có giải pháp tuyên truyền để bà con hiểu, tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa hoặc cho thuê lại ruộng đất theo thời vụ. Được như vậy, chắc chắn sản lượng thủy sản của chúng tôi sẽ cao hơn hiện nay nhiều.

Xác định thủy sản là một trong những trọng điểm để phát triển kinh tế của địa phương, chính quyền xã khẳng định bên cạnh những chính sách hỗ trợ của tỉnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những cơ chế hỗ trợ người nuôi thủy sản phát triển như hỗ trợ kinh phí đắp bờ vùng; phối hợp mở lớp tập huấn kỹ thuật, phòng bệnh; hỗ trợ kinh phí mua máy bơm; tích cực vận động dồn điền đổi thửa; đề nghị cấp trên cho phép chuyển diện tích gieo cấy không ổn định, năng suất thấp sang nuôi thả cá...


Có thể bạn quan tâm

EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép EU Đe Dọa Trừng Phạt Thái Lan Do Đánh Bắt Trái Phép

Cơ quan điều hành của Liên minh châu Âu (EU) cho biết: Thái Lan cần rất nhiều nỗ lực để ngăn chặn nạn đánh bắt thủy sản trái phép. Nếu tình hình không được cải thiện, EU có thể cảnh cáo và thậm chí cấm NK thủy sản Thái Lan nếu tình hình không được cải thiện.

26/11/2014
Hậu Giang Trồng Mía Trên Vùng Đất Phèn Hậu Giang Trồng Mía Trên Vùng Đất Phèn

Xã Tân Tiến là một trong những địa phương có đất bị nhiễm phèn nhiều của thành phố Vị Thanh (Hậu Giang). Do đó, đa phần người dân nơi đây sản xuất tập trung vào cây mía và khóm, riêng diện tích trồng mía toàn xã là 1.019ha, chiếm khoảng 60% so với các loại cây trồng khác trên địa bàn và tập trung chủ yếu ở ấp Mỹ Hiệp 2 và 3, Tư Sáng, Thạnh Quới 1.

21/06/2014
Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á Hội Nghị Lần Thứ 9 Về Bệnh Trong Nuôi Trồng Thủy Sản Khu Vực Châu Á

Được sự đồng ý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, tại TP. Hồ Chí Minh, Cục Thú y phối hợp với Ban Bệnh học thủy sản và Cộng đồng thủy sản châu Á tổ chức Hội nghị lần thứ 9 về bệnh trong nuôi trồng thủy sản khu vực châu Á (DAA9).

26/11/2014
Cá Lóc Nuôi Tăng Giá Cá Lóc Nuôi Tăng Giá

Nông dân thu hoạch cá lóc nuôi trong vèo mùa lũ ở TP Cần Thơ đang phấn khởi do cá bán được giá cao hơn từ 8.000 - 9.000 đồng/kg so với cùng kỳ năm trước. Hiện giá cá lóc nuôi được thương lái đến tận nhà dân thu mua ở mức 35.000 - 36.000 đồng/kg (cá lóc có trọng lượng từ 200gram/con trở lên). Với giá bán này, người nuôi cá có thể đạt mức lời trên 5.000 đồng/kg cá lóc thương phẩm.

26/11/2014
Thu Nhập Cao Từ Cải Xà Lách Lấy Hạt Thu Nhập Cao Từ Cải Xà Lách Lấy Hạt

Những năm trước đây, để tăng thu nhập trên cùng một đơn vị diện tích đất sản xuất, nông dân An Hòa Tây đã đầu tư trồng xen các loại rau màu trong diện tích hành tím, chủ yếu là cải xà lách trắng lấy hạt. Khi hành tím trồng được 30 ngày, nông dân trồng xen cải xà lách.

21/06/2014