Tạm nhập tái xuất đường đề phòng gian lận thương mại
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp
Năm 2014, sau khi một số doanh nghiệp (DN) được cấp phép tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu phụ Bản Vược - Lào Cai, dư luận phản ánh hoạt động này gây tác động ảnh hưởng tới sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu (XK) đường trong nước. Trên cơ sở ý kiến của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hiệp hội Mía đường Việt Nam cũng như ý kiến của UBND tỉnh Lào Cai, Bộ Công Thương đã chủ động báo cáo Chính phủ và cho ngừng hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu Bản Vược.
Mới đây, Bộ Công Thương lại nhận được văn bản của UBND tỉnh Lào Cai đề nghị tiếp tục cho hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua cửa khẩu phụ trên địa bàn. Ông Hoàng Chí Hiền- Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai- cho biết: Theo pháp luật hiện hành, hoạt động tạm nhập tái xuất đường qua các cửa khẩu ở Lào Cai (gồm một số cửa khẩu phụ) là được phép. Trước nhu cầu nhập khẩu (NK) đường từ phía Trung Quốc tăng, đáp ứng nguyện vọng của một số DN muốn kinh doanh tạm nhập tái xuất đường, UBND tỉnh Lào Cai đã đề nghị Bộ Công Thương báo cáo Chính phủ xem xét.
Siết quản lý bằng thuế
Theo ông Nguyễn Thành Long - Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam- hiện có 3 loại hình tạm nhập tái xuất đường. Trong đó, tạm nhập tái xuất đường thương mại thuần túy dễ xảy ra gian lận thương mại. Tạm nhập tái xuất đường thô để chế biến tại các nhà máy trong nước thành đường tinh luyện XK là dễ kiểm soát và có lợi cho sản xuất, tạo thêm giá trị gia tăng trong nước. Còn tạm nhập tái xuất các loại đường trắng và tinh luyện dùng làm nguyên liệu để sản xuất - chế biến ra các sản phẩm có chứa đường để XK cũng rất khó quản lý vì phải tính ra lượng đường có trong sản phẩm XK rồi trừ lùi vào số đường tạm nhập.
Để tránh gian lận thương mại gây thiệt hại cho nền kinh tế, hỗ trợ sản xuất cũng như lợi ích cho người trồng mía, bảo đảm cung cầu đường trong nước ổn định, ngày 26/6/2015, Hiệp hội Mía đường Việt Nam đã có văn bản gửi Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải và Bộ Công Thương kiến nghị: Mức thuế NK tạm giữ của cả 3 loại hình tạm nhập tái xuất đường như trên nên căn cứ vào mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan (80% cho đường thô và 85% cho đường trắng).
Giá tính thuế cũng nên được tham chiếu với giá đường giao dịch quốc tế ở Luân Đôn (Anh) và New York (Mỹ) để tạm thu thuế NK, đề phòng gian lận thương mại thông qua hình thức hạ giá NK, trong bộ chứng từ để giảm tiền nộp thuế NK. Sau khi DN hoàn tất việc tái xuất, nhà nước hoàn trả tiền thuế tạm nộp lại cho DN. Đồng thời, không cho thay đổi mục đích từ tạm nhập để tái xuất sang tạm nhập để tiêu thụ trong nước. Nếu vì lý do đặc biệt tạm nhập tái xuất được chấp thuận tiêu thụ trong nước thì ngoài thuế NK áp dụng theo thuế NK ngoài hạn ngạch còn phải chịu nộp phạt thuế bổ sung 100% mức thuế ngoài hạn ngạch thuế quan.
Có thể bạn quan tâm
Sau gần 1 năm triển khai thực hiện, mô hình trình diễn nuôi thử nghiệm con Dúi sinh sản tại xã Nhị Hà (Thuận Nam - Ninh Thuận) đang đem lại những tín hiệu vui, mở ra hướng phát triển kinh tế mới, giúp người dân có thêm cơ hội làm giàu trên chính quê hương mình.
Đó là thông tin được Ông Trần Đình Luân, Vụ trưởng Vụ Nuôi trồng thủy sản (Tổng cục Thủy sản) đưa ra tại Hội nghị Sơ kết nuôi tôm nước lợ 6 tháng đầu năm và triển khai kế hoạch nửa cuối năm 2014 do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tổ chức sáng 29-7 tại TP.HCM.
Liên kết để chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau làm ăn, phát triển kinh tế và xa hơn là hướng đến chuỗi liên kết chăn nuôi thống nhất, tạo ra sản phẩm có thương hiệu đang là mục đích hướng đến của nông dân tỉnh Quảng Bình hiện nay. Tuy nhiên, trong thực tế mối liên kết này vẫn còn lỏng lẻo, tự phát và người nông dân vẫn phải “tự bơi” là chủ yếu. Để những mô hình này trở nên bền vững và đi vào chiều sâu, cần sự vào cuộc mạnh mẽ hơn nữa của các cấp chính quyền và ban ngành liên quan.
Theo TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội, cũng là một người gắn bó lâu năm với ngành Thủy sản, để phát triển thủy sản, không chỉ là những chính sách hỗ trợ đánh bắt ngoài khơi, ngành Thủy sản còn cần xây dựng một cơ chế hỗ trợ trên bờ.
Ông Phạm Hữu Tú, thôn Đồng Luật, xã Thành Mỹ được biết đến là một trong những người tiên phong trồng cây mắc ca ở các tỉnh phía Bắc. Ông cho biết: Năm 1998, gia đình ông nhận khoán 20 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất của Ban Quản lý rừng phòng hộ Thạch Thành.