Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng

Thủy Sản Dị Nậu Sản Lượng Chưa Tương Xứng Với Tiềm Năng
Publish date: Friday. August 15th, 2014

Đánh giá về tiềm năng phát triển thủy sản của địa phương, ông Nguyễn Kim Minh, Phó Chủ tịch UBND xã Dị Nậu, huyện Tam Nông khẳng định: So với nhiều xã khác trong huyện, Dị Nậu có tiềm năng lớn để phát triển thủy sản do có diện tích mặt nước rộng, hồ đầm lớn; đồng chiêm trũng 1 lúa, 1 cá chiếm đến gần 50% diện tích đất lúa hàng năm.

Bên cạnh đó, nuôi thả cá cũng là nghề có truyền thống ở địa phương. Do đó, chính quyền địa phương đã xác định thủy sản là một trong những mũi nhọn để phát triển kinh tế địa phương, khuyến khích người nuôi đầu tư vào thâm canh kết hợp với chăn nuôi, trồng sen… có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Là xã thuộc vùng chiêm trũng, diện tích gieo cấy hàng năm của Dị Nậu vào khoảng 300ha, trong đó gần 50% chỉ cấy được vụ chiêm xuân, vụ mùa ngập úng hoàn toàn.

Diện tích có thể khai thác để nuôi thả cá vào khoảng trên 110ha, trong đó diện tích nuôi chuyên hơn 65ha, tập trung ở một số hồ đầm lớn như đầm Thâm Tuấn, đầm Óc Gáo… Tuy nhiên, sản lượng khai thác hàng năm lại không tương xứng, chỉ đạt khoảng 210 – 225 tấn/năm. Nguyên nhân chủ yếu khiến năng suất và sản lượng thủy sản ở đây chưa cao do bà con chủ yếu vẫn nuôi theo phương thức quảng canh là chính, chưa có sự chăm sóc, đầu tư để có năng suất cao.

Bên cạnh đó, nghề nuôi thủy sản ở Dị Nậu còn gặp phải những khó khăn khác như dịch bệnh nhiều khi làm cá chết hàng loạt, khiến người nuôi bị thiệt hại không nhỏ; nguồn nước cung cấp cho ao hồ chủ yếu phụ thuộc vào tự nhiên, không có nguồn thay thế; một số diện tích nuôi không có đường thoát nước, dẫn đến tình trạng “ao tù” khiến cá dễ mắc bệnh, chậm lớn; đặc biệt, vào khoảng tháng 5, tháng 6 thời tiết nóng, mực nước thấp, cá dễ chết… Ông Nguyễn Văn Hòa, tổ trưởng tổ khuyến nông xã cho biết: Người làm thủy sản ở đây bây giờ rất cần được tập huấn kỹ thuật nuôi, chăm sóc, phòng bệnh cho cá.

Xã cũng đã phối hợp với các cơ quan chuyên môn, mời cả kỹ sư thủy sản của Cục Thủy sản (Bộ NN và PTNT) lên kiểm tra và truyền đạt kỹ thuật phòng chống dịch bệnh nhưng vẫn còn chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Ngoài ra, những hộ nuôi thủy sản ở Tam Nông nói chung đều muốn có một trại giống trên địa bàn huyện để thuận tiện cho việc mua giống, tránh mua giống bên ngoài vừa không đảm bảo chất lượng, vừa tăng chi phí...

Bên cạnh đó, người nuôi thủy sản ở Dị Nậu còn có mong muốn được đấu thầu diện tích mặt nước tối thiểu khoảng 10 năm trở lên. Có như vậy họ mới yên tâm đầu tư bởi đây là nghề cần thời gian khá dài mới có thể thu hồi được vốn và có lãi. Được biết, hiện nay xã đã đề đạt nguyện vọng này của người dân lên cấp trên và đã giải quyết được một phần. Những hộ nuôi có diện tích lớn đã được đấu thầu với thời gian tối đa là 20 năm.

Không chỉ vậy, nếu thực hiện tốt việc dồn điền đổi thửa cũng sẽ tạo điều kiện để nghề thủy sản phát triển mạnh mẽ hơn. Anh Tạ Văn Long, một trong những hộ có diện tích nuôi thủy sản lớn ở khu 6 tha thiết: Cứ vào vụ mùa, nhìn nhiều ruộng lúa ngay cạnh khu nuôi cá của mình bỏ hoang cho nước ngập mà tôi tiếc quá.

Đề nghị mãi nhưng nhiều hộ không muốn cho thuê lại ruộng, mặc dù tôi cũng đã nói rõ là chỉ thuê trong thời điểm có nước để thả cá, vụ xuân vẫn để bà con gieo cấy nhưng họ không đồng ý. Vì thế chúng tôi mong muốn chính quyền có giải pháp tuyên truyền để bà con hiểu, tích cực thực hiện dồn điền đổi thửa hoặc cho thuê lại ruộng đất theo thời vụ. Được như vậy, chắc chắn sản lượng thủy sản của chúng tôi sẽ cao hơn hiện nay nhiều.

Xác định thủy sản là một trong những trọng điểm để phát triển kinh tế của địa phương, chính quyền xã khẳng định bên cạnh những chính sách hỗ trợ của tỉnh trong thời gian tới sẽ tiếp tục có những cơ chế hỗ trợ người nuôi thủy sản phát triển như hỗ trợ kinh phí đắp bờ vùng; phối hợp mở lớp tập huấn kỹ thuật, phòng bệnh; hỗ trợ kinh phí mua máy bơm; tích cực vận động dồn điền đổi thửa; đề nghị cấp trên cho phép chuyển diện tích gieo cấy không ổn định, năng suất thấp sang nuôi thả cá...


Related news

Bấp Bênh Vì Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng Bấp Bênh Vì Nuôi Tôm Thẻ Chân Trắng

Việc nuôi thẻ chân trắng hiện nay của bà con nông, ngư dân phía Bắc Quốc lộ 1A thuộc huyện Giá Rai phát triển tự phát không theo quy hoạch, không tuân theo khuyến cáo của ngành chuyên môn và chính quyền địa phương.

Thursday. March 6th, 2014
Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014 Trích Hướng Dẫn Khung Lịch Thời Vụ Nuôi Trồng Thủy Sản Cà Mau Năm 2014

Nhằm đảm bảo hiệu quả sản xuất nuôi trồng thuỷ sản trong năm 2014. Đồng thời hạn chế những thiệt hại do thiên tai, dịch bệnh nhằm nâng cao năng suất, hiệu quả và phấn đấu đạt chỉ tiêu kế hoạch của Ngành Nông nghiệp.

Thursday. March 6th, 2014
Cảnh Giác Thương Lái Mua Lá Khoai Lang Cảnh Giác Thương Lái Mua Lá Khoai Lang

Chiều 5-3, ông Huỳnh Văn Quân, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long) cho biết: Giá khoai lang tím Nhật xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đang tăng rất mạnh, từ 830.000 - 860.000 đồng/tạ, cao hơn cùng kỳ năm ngoái từ 300.000 - 350.000 đồng/tạ.

Thursday. March 6th, 2014
Nông Dân Đua Nhau Chặt Mía Nông Dân Đua Nhau Chặt Mía

Giá mía nguyên liệu dao động ở mức thấp dẫn đến việc thua lỗ kéo dài nên hàng loạt nông dân ở ĐBSCL ào ạt phá bỏ ruộng mía. Dọc các vùng mía trọng điểm ở Sóc Trăng, Trà Vinh, Hậu Giang, Long An… nhiều ruộng mía biến thành những ao nuôi tôm, lên bờ trồng cây ăn trái, rau màu… Trước thực trạng cây mía đang bị hắt hủi, các nhà máy lo lắng thiếu nguyên liệu hoạt động trong thời gian tới.

Thursday. March 6th, 2014
Xuất Hiện 4 Ổ Cúm Gia Cầm Tại Bình Dương Xuất Hiện 4 Ổ Cúm Gia Cầm Tại Bình Dương

Hiện nay, cả nước còn 63 ổ dịch cúm gia cầm A/H5N1 tại 22 tỉnh. Ngày 4/3, Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm đã có phiên họp thường kỳ. Theo đó, các đoàn công tác của Cục Thú y sẽ tiếp tục đi kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng, chống dịch cúm gia cầm tại các địa phương.

Thursday. March 6th, 2014