Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn

Nhộn nhịp vải muộn Tân Sơn
Ngày đăng: 10/07/2015

Có mặt tại vườn vải thiều nhà ông Ngô Văn Nhuần, thôn Hoá, xã Tân Sơn, chúng tôi thấy những cây vải thiều sai trĩu quả, đỏ rực. Với hơn 3ha đất vườn gia đình ông chuyển đổi từ cây keo, gỗ tạp... sang trồng vải thiều, hiện tại, mỗi năm gia đình ông thu hoạch khoảng 25 tấn quả, lãi trên dưới 400 triệu đồng. Theo ông Nhuần, do điều kiện tự nhiên nơi đây cùng với việc tích cực áp dụng kỹ thuật, khoa học vào chăm sóc nên vải thiều Tân Sơn luôn cho ra hoa kết trái và thu hoạch muộn hơn vải ở các nơi khác khoảng 15 - 20 ngày. Chính vì thế, quả vải thiều chín muộn nơi đây luôn cho giá trị kinh tế cao.

Cùng với gia đình ông Nhuần, hiện nay bà con các thôn Hả, Mòng A, Mòng B… cũng đang bước vào thu hoạch vải muộn. “Tiếng lành đồn xa, cách đây gần chục ngày, tư thương các nơi đã về đây lập những điểm cân để gom hàng. Ông Đàm Tiểu Kiệt, thương nhân người Trung Quốc cho biết: "Mặc dù năm nay vải thiều ở Tân Sơn quả hơi nhỏ nhưng nhìn chung chất lượng không thua kém những năm trước. Chúng tôi luôn yên tâm khi thu mua vải ở đây".

Vườn vải gia đình ông Ngô Văn Nhuần chín rộ.

Thời điểm này, toàn xã Tân Sơn có hơn 20 điểm thu mua vải lớn nhỏ, nằm ở các trục đường và rải rác khắp trong khu dân cư. Ngoài ra, mỗi ngày có nhiều thương lái từ khắp nơi đến tận vườn để thu mua vải của người dân Tân Sơn. Điều khác lạ so với vải chính vụ ở Lục Ngạn, vải thiều chín muộn ở Tân Sơn có mầu sắc đỏ tươi, rất bắt mắt. Theo thống kê, vụ vải thiều năm nay, Tân Sơn có hơn 655 ha, tổng sản lượng đạt 2500 tấn. Với giá bán bình quân từ 15.000 - 20.000 đồng/kg, vụ vải năm nay ước tính diện tích vải thiều trên toàn xã sẽ cho thu hơn 32 tỷ đồng.

Được biết, để có được những vườn vải chất lượng trên, ngay từ đầu vụ, chính quyền địa phương đã tăng cường công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huẩn để người sản xuất chăm bón, bảo vệ, nâng cao chất lượng sản phẩm quả vải. Cán bộ khuyến nông thường xuyên khuyến cáo người dân chỉ bán vải khi đã đủ độ chín, bảo đảm thời gian cách ly khi sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Ông Vi Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Tân Sơn nói: Thời gian tới, UBND xã sẽ tập trung xây dựng những mô hình điểm về trồng vải muộn, tạo ra tính riêng biệt cho vải thiều chín muộn nơi đây, góp phần kéo dài thời gian thu hoạch vải thiều trên địa bàn huyện, từ đó tăng thu nhập cho người dân địa phương.


Có thể bạn quan tâm

Phập phồng làng rau Trà Quế Phập phồng làng rau Trà Quế

Cơn bão Vàm Cỏ đem theo mưa to và gió mạnh đổ bộ vào Quảng Nam mấy ngày nay chính thức báo hiệu một mùa mưa bão đầy bất trắc nữa lại đến. Người trồng rau ở Trà Quế (xã Cẩm Hà, TP.Hội An) lại bắt đầu chuỗi những tháng ngày phập phồng theo sự khắc nghiệt của ông trời.

17/09/2015
Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới Khuyến ngư đồng hành nông thôn mới

Kết quả khả quan của các mô hình khuyến ngư được triển khai trên địa bàn huyện Thăng Bình trong thời gian qua đã góp phần thay đổi diện mạo nông thôn mới, tạo thu nhập ổn định cho người dân.

17/09/2015
Lợi trước mắt, hại lâu dài Lợi trước mắt, hại lâu dài

Việc sử dụng chất tạo nạc salbutamol trong chăn nuôi lợn (thuộc nhóm beta-agonist) diễn ra từ nhiều năm nay, nhưng cơ quan quản lý nhà nước ở các tỉnh thành phía Nam chưa kiểm soát hiệu quả.

17/09/2015
Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực Gạo Campuchia cảnh báo thành hiện thực

Cách đây chỉ 2- 3 năm thôi, đã có nhiều cảnh báo về một đối thủ xuất khẩu gạo mới nổi rất đáng gờm, có khả năng cạnh tranh cao với gạo Việt Nam, đó là Campuchia. Đến nay, đó không chỉ là cảnh báo nữa mà đã thành hiện thực.

17/09/2015
Đừng để trái sầu riêng biến thành sầu chung Đừng để trái sầu riêng biến thành sầu chung

Việc cạnh tranh thu mua không lành mạnh giữa các thương lái, thiếu sự can thiệp của chính quyền đã để xảy ra nhiều vụ việc đáng tiếc.

17/09/2015