Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thượng Nghị Sỹ Mỹ Phản Đối Kiểm Soát Cá Da Trơn

Thượng Nghị Sỹ Mỹ Phản Đối Kiểm Soát Cá Da Trơn
Ngày đăng: 18/06/2012

Chế biến cá da trơn xuất khẩu tại Khu công nghiệp Mỹ Tho. (Ảnh: Minh Trí/TTXVN)

Ngày 14/6, một số thượng nghị sỹ Mỹ đã tuyên bố phản đối việc đưa thêm chương trình kiểm soát cá da trơn nhập khẩu vào Dự luật Nông nghiệp (Farm Bill) năm 2012, hiện đang được thảo luận tại Thượng viện Mỹ.

Phát biểu tại phiên thảo luận toàn thể ở Thượng viện về dự luật, Thượng nghị sỹ John McCain đã phản đối mạnh mẽ các điều khoản bổ sung được đưa vào dự luật dài hơn 1.000 trang này.

Ông McCain nêu 10 nội dung bổ sung vào dự luật mà ông gọi là các "sai phạm tồi tệ nhất", trong đó có điều khoản đòi hỏi phải đưa chương trình kiểm soát cá da trơn vào dự luật, nằm trong quyền hạn của Bộ Nông nghiệp Mỹ.

Thượng nghị sỹ McCain cho biết chương trình kiểm soát cá da trơn sẽ tiêu tốn 30 triệu USD ban đầu để thành lập một văn phòng và mỗi năm 14 triệu USD chi phí hoạt động, trong khi Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) của Mỹ đã và đang làm tốt chức năng đảm bảo an toàn thực phẩm đối với mặt hàng này.

Ông cho rằng điều khoản sửa đổi đưa vào dự luật này chỉ là một hành động nhằm bảo vệ các nhà sản xuất cá da trơn của Mỹ trước hàng nhập khẩu từ Việt Nam và các nước khác.

Nghị sỹ McCain tuyên bố không phải là lần đầu tiên người tiêu dùng trong nước bị các nông dân nuôi cá ở miền Nam nước Mỹ lừa dối.

Ông điểm lại các hành động có tính bảo hộ đối với cá da trơn nội địa của Mỹ.

Ông dẫn chứng cảnh báo của các chuyên gia thương mại rằng Việt Nam có chứng cứ cực kỳ thuyết phục rằng việc xây dựng Văn phòng kiểm soát cá da trơn này là một hành vi vi phạm các quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Ông cũng cho rằng hành động này "khiến thị trường xuất khẩu của Mỹ tại Việt Nam và Trung Quốc có trị giá 20 tỷ USD có nguy cơ bị ảnh hưởng".

Thượng nghị sỹ McCain nói: "Văn phòng kiểm soát cá da trơn này không vì lợi ích an toàn thực phẩm. Mục đích thực sự của nó là dựng lên rào cản thương mại chống lại nhập khẩu cá da trơn châu Á để hỗ trợ ngành công nghiệp cá da trơn trong nước và khiến người tiêu dùng Mỹ phải trả nhiều tiền hơn cho cá da trơn của họ."

Trong tuyên bố của mình trước Quốc hội, ông McCain cho biết ông đã đệ trình một điều khoản bổ sung riêng nhằm loại bỏ đề xuất thành lập Văn phòng kiểm soát cá da trơn.

Hiện đã có 13 nghị sỹ Mỹ tuyên bố ủng hộ đề xuất của ông./.


Có thể bạn quan tâm

Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống Thực thi khai thác bản quyền, tác quyền nâng cao chất lượng lúa giống

Trong 30 năm trở lại đây, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã cho ra đời nhiều giống lúa cao sản ngắn ngày có phẩm chất tốt, năng suất cao, đảm bảo tiêu chuẩn xuất khẩu. Theo kết quả điều tra bước đầu, tại 13 tỉnh ĐBSCL có trên 60 công ty đang tổ chức sản xuất, kinh doanh các giống lúa OM của Viện Lúa ĐBSCL, góp phần thương mại hóa khâu giống, đưa giống lúa đến tay nông dân.

30/05/2015
Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng Tiêu hủy sắn nhiễm rệp sáp bột hồng

Ngày 26/5, tại xã An Hải (huyện Tuy An), Chi cục Bảo vệ thực vật Phú Yên phối hợp với địa phương tiến hành tiêu hủy 5 sào sắn nhiễm rệp sáp bột hồng. Theo kế hoạch, từ nay đến ngày 29/5, ngành chức năng tiếp tục tiêu hủy 10 sào sắn tại xã Hòa Hội (huyện Phú Hòa), Krông Pa (huyện Sơn Hòa).

30/05/2015
Hai giống ngô chịu hạn Hai giống ngô chịu hạn

Vụ ĐX 2014 - 2015, Trung tâm KN-KN Quảng Nam phối hợp với Cty TNHH Hạt giống CP Việt Nam và Trạm KN-KN huyện Nông Sơn triển khai mô hình trình diễn giống ngô lai CP 888 và CP 333.

30/05/2015
Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419 Krông Pa (Gia Lai) trồng thử nghiệm thành công giống mì mới KM419

Nhằm tìm các giống mì mới phù hợp với đất đai, thời tiết tại địa phương, cho năng suất cao. Trong năm 2015, ngành Nông nghiệp huyện Krông Pa (Gia Lai) đã chọn giống mì mới KM419 đưa vào trồng thử nghiệm tại 4 xã, thị trấn, gồm: Ia Mlah, Phú Cần, Chư Drăng và thị trấn Phú Túc.

30/05/2015
Tìm lối ra cho cánh đồng lớn Tìm lối ra cho cánh đồng lớn

Cách đây 5 năm, mô hình “Cánh đồng mẫu lớn” ra đời ở ĐBSCL. Đến nay mô hình này lan tỏa ra nhiều địa phương và người ta chỉ còn gọi là “Cánh đồng lớn” vì đã qua giai đoạn làm “mẫu” 5 năm nhìn lại, mô hình này đã phơi bày nhiều trở ngại thách thức song cũng không thiếu điểm sáng.

30/05/2015