Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Kinh tế trang trại vẫn còn nhỏ lẻ

Kinh tế trang trại vẫn còn nhỏ lẻ
Ngày đăng: 02/11/2015

Thực ra KTV, KTTT đã manh nha tại Quảng Nam hàng chục năm trước, nhưng lúc đó người dân chủ yếu mới chỉ thực hiện một cách tự phát bằng những cây trồng, vật nuôi tự có nên chất lượng không cao và ít đem lại hiệu quả kinh tế.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, KTV, KTTT thực sự chuyển mình khi HĐND tỉnh ra Nghị quyết số 66/2012/NQ-HĐND và UBND tỉnh thực hiện nhiều chính sách hỗ trợ phát triển loại hình kinh tế này.

Phong trào khai hoang, vỡ hóa đất trống, đồi núi trọc để đầu tư, cải tạo vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng được thực hiện mạnh mẽ, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và góp phần không nhỏ trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

Hiện toàn tỉnh có 294 trang trại, giá trị hàng hóa dịch vụ từ KTTT đạt khoảng 60 tỷ đồng/năm, bình quân doanh thu đạt khoảng 2,65 tỷ đồng/trang trại.

Trong đó, trang trại chăn nuôi chiếm tới hơn 80%, còn lại là nuôi trồng thủy sản và lâm nghiệp.

Ông Mai Đình Lợi - Chi cục trưởng Chi cục Phát triển nông thôn Quảng Nam cho biết: “KTV, KTTT đã có bước phát triển đột biến kể từ năm 2012 và hướng đến chuyển dịch cơ cấu sản phẩm theo hướng hàng hóa.

Trong thời gian tới sẽ có nhiều cơ chế hỗ trợ hơn để phát triển các mô hình kinh tế này, giúp nhiều nông dân thoát nghèo”.

 

Một trang trại nuôi heo có quy mô lớn ở Tam Vinh (Phú Ninh).

Tuy có nhiều khởi sắc nhưng KTV, KTTT trên địa bàn tỉnh vẫn chưa phát huy hết tiềm năng và lợi thế.

Theo ông Trương Minh Bộ - Chủ tịch Hội Nông dân huyện Phú Ninh, người dân khi bắt tay vào làm KTV, KTTT vẫn còn gặp nhiều khó khăn và trăn trở để mở rộng quy mô như thiếu đất, thiếu vốn và khoa học kỹ thuật.

Quy mô của KTV, KTTT vẫn còn nhỏ bé và không nhiều trang trại đạt chuẩn theo quy định của Bộ NN&PTNT.

Đơn cử như ở Tiên Phước, địa phương được định hướng phát triển KTV, KTTT để làm động lực của nền nông nghiệp huyện, nhưng chỉ có 3 mô hình kinh tế được công nhận đủ chuẩn theo Thông tư 27 của Bộ NN&PTNT về trang trại, còn lại chủ yếu chỉ là kinh tế gia trại với quy mô nhỏ lẻ.

Diện tích vườn của huyện Tiên Phước là 7.500ha với nhiều loại sản phẩm đã khẳng định được thương hiệu như tiêu, lòn bon, thanh trà, cau… nhưng đa số mỗi hộ đều chỉ có khoảng 2 - 3 sào canh tác, nhiều lắm là 5 - 7 sào.

Một số trường hợp nông dân e ngại và còn mơ hồ về việc đăng ký trang trại đạt chuẩn theo Thông tư 27.

Ông Tống Phước Thuần - chuyên viên Phòng NN&PTNT huyện Tiên Phước chia sẻ: “Trên địa bàn huyện còn có một số trang trại khác đủ tiêu chuẩn để được công nhận theo Thông tư 27 nhưng chủ trang trại lại e ngại và không có nhu cầu đăng ký vì sợ những phát sinh về dịch bệnh, chi phí từ các đoàn tham quan, học tập sau khi được công nhận”.

Một khó khăn khác là việc thiếu vốn, thiếu đất canh tác và cơ chế giao, cho thuê đất sản xuất.

Nhiều trường hợp nông dân sản xuất rất hiệu quả nhưng lại không dám tái đầu tư lớn vì đất thuê có thời hạn ngắn.

Nhiều trang trại ở Điện Quang (Điện Bàn) thuê đất dọc triền sông Kỳ Lam chỉ có thời hạn trong 5 năm, vì vậy dù rất muốn mở rộng quy mô để tăng thu nhập nhưng người dân đành bỏ cuộc vì sợ không đấu thầu giữ lại được đất thuê sau khi đáo hạn.

Ngoài ra nông dân còn vướng bởi vòng luẩn quẩn là nhiều chủ trang trại muốn mở rộng quy mô thì thiếu vốn nhưng khi muốn vay vốn để phát triển sản xuất thì lại gặp nhiều thủ tục vướng mắc, ngặt nghèo do không đủ điều kiện vay vốn tối đa 500 triệu đồng theo chuẩn trang trại quy định trong Thông tư 27.

Mặt khác, kiến thức về quản lý trang trại, kỹ thuật, thông tin giá cả thị trường… của người dân vẫn còn hạn chế nên chưa phát huy hiệu quả sản xuất.

Điều khiến nhà nông lo lắng lâu nay là nông sản thường xuyên rơi vào tình trạng được mùa mất giá vì không có đầu ra ổn định.

Dọc đường từ xã Tiên Thọ (huyện Tiên Phước) về đến xã Tam Đàn (huyện Phú Ninh) có thể nhận thấy hàng chục hộ dân đem nông sản của mình như thanh trà, quýt, cam… bày bán trực tiếp, rải rác bên lề đường nhằm phục vụ khách vãng lai với mức giá khá rẻ.

Một người dân bán ven đường cho biết, cây trái đến kỳ thu hoạch số lượng rất nhiều nhưng thương lái mua một cách dè dặt, vì vậy đành bày bán thêm trước mặt nhà để tiêu thụ bớt một phần nông sản, tránh ứ đọng.

Rõ ràng, phát triển KTV, KTTT là hướng đi đúng để tạo đột phá trong chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp nông thôn ở Quảng Nam, nhưng đến nay vẫn chưa được như kỳ vọng.

Hy vọng, trong thời gian tới những khó khăn sẽ dần được giải quyết để nền nông nghiệp của tỉnh thực sự bền vững, khởi sắc và phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa.


Có thể bạn quan tâm

Nhiều Thương Lái Phía Bắc Tìm Mua Heo Mỡ Nhiều Thương Lái Phía Bắc Tìm Mua Heo Mỡ

Theo tin từ các hộ chăn nuôi tại các huyện Châu Đức, Xuyên Mộc (Bà Rịa Vũng Tàu) cho biết, thời gian gần đây nhiều thương lái từ phía Bắc vào tìm mua heo mỡ tại các trang trại lớn trên địa bàn. Hiện giá heo mỡ đang được bán với giá 39 - 40 ngàn đồng/kg, tăng 6 - 7 ngàn đồng/kg so với trước đây.

05/08/2013
Giá Heo Mỡ Lại Tăng Giá Heo Mỡ Lại Tăng

Ngày 3-8, ông Nguyễn Kim Đoán, Phó chủ tịch Hiệp hội chăn nuôi Đồng Nai cho biết, giá heo mỡ (heo từ 110 kg/con trở lên) được thương lái vào nhà dân lùng mua với giá 43 ngàn đồng/kg, tăng 2 ngàn đồng/kg so với ngày 2-8.

05/08/2013
Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc Thiếu Cơ Sở Thu Mua Và Chế Biến Lạc

Đến nay, gia đình chị Phạm Thị Nở ở phường Hương Xuân (thị xã Hương Trà, Thừa Thiên Huế) đã thu hoạch xong 6.000 m2 lạc vụ đông xuân 2012 - 2013, sản lượng ước đạt hơn một tấn rưỡi. Đây là vụ lạc được mùa nhất từ trước đến nay, với năng suất bình quân khoảng 26 tạ/ha. Nếu giá sản phẩm ổn định như nhiều năm trước thì đây là vụ mùa thắng lợi.

05/08/2013
Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu Vào Buôn Trồng Rau Châu Âu

Thất bại trắng tay với nghề kinh doanh bất động sản ở Đà Lạt, bà Phạm Thị Thu Cúc đến buôn Đạ Nghịt (xã Lát, Lạc Dương) tìm đất trồng trọt để sinh sống. Bà Cúc kể lại vào năm 2006, bà lần dò đến đây với số tiền vay mượn ít ỏi, chỉ đủ sang nhượng 1.000m2 đất đang trồng các loại cây “hoa màu nước trời” để chuyển sang trồng hoa lily cao cấp. Nhưng đã nghèo lại gặp cảnh “gieo neo”, sau hơn 100 ngày chăm sóc lứa hoa lily đầu tiên, bà Cúc bị lỗ hơn 50 triệu đồng.

05/08/2013
Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi Cá Điêu Hồng Tăng Giá, Người Nuôi Phấn Khởi

Người dân nuôi cá điêu hồng trong bè ở huyện Cái Bè (Tiền Giang) đang phấn khởi vì trong vòng 1 tháng trở lại đây, cá điêu hồng liên tục tăng giá và đang đứng ở mức 41.000 - 45.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi có lãi từ 6.000 - 10.000 đồng/kg; trung bình mỗi bè cá có sản lượng từ 5 tấn, nông dân có thể thu lãi 50 triệu đồng.

06/08/2013
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng vượt trội, bọt khí mịn, kháng khuẩn. Ống Nano-Tube là lựa chọn sục khí được ưa chuộng nhất trên thị trường để tăng cường oxy đáy trong ao nuôi tôm …
Sản phẩm khuyên dùng
Chất lượng hoàn toàn vượt trội, sử dụng hộp số giảm tốc vỏ gang, một trải nghiệm vô cùng mới. Oxy hoà tan cao, tạo dòng lưu thông mạnh giữ cho đáy ao luôn sạch.