Gần 400 tỷ đồng cải tạo, nâng cấp mạng lưới điện các xã nông thôn mới

Hiện tại, UBND tỉnh đã quyết định công nhận 12 xã đạt chuẩn NTM, nâng số xã NTM toàn tỉnh lên 22 xã.
Phấn đấu đến cuối năm 2015, toàn bộ 56 xã thuộc giai đoạn 2011 - 2015 sẽ hoàn thành hết các tiêu chí về xây dựng NTM.
Trong đó, ngành điện đã tham gia tích cực vào việc hoàn thiện, nâng cấp lưới điện đáp ứng tiêu chí đề ra trong bộ tiêu chí xây dựng NTM.
Được biết lưới điện tại các xã NTM đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng điện, góp phần thay đổi đáng kể bộ mặt nông thôn.
Về kế hoạch xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020, UBND tỉnh sẽ triển khai xây dựng 149 xã NTM, trong đó còn nhiều xã chưa đạt tiêu chí về điện.
Để hoàn thành mục tiêu của tỉnh đề ra, cùng với các nguồn vốn đầu tư của tỉnh, Công ty Điện lực Quảng Nam sẽ tiếp tục triển khai đầu tư hoàn thiện các công trình lưới điện, trong đó ưu tiên đầu tư khu vực xây dựng NTM để hoàn thành đúng tiến độ dự kiến.
Có thể bạn quan tâm

Để khai thác tối đa hiệu quả kinh tế và bảo tồn, phát triển nguồn gen giống quýt vàng bản địa, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Vân Hồ (Sơn La) đã phối hợp với Trung tâm Nghiên cứu thực nghiệm rau hoa quả Gia Lâm tiến hành “Xây dựng mô hình thâm canh, trồng mới và bình tuyển quýt” tại xã Chiềng Yên; thực hiện các biện pháp kỹ thuật tăng năng suất những vườn quýt hiện có, góp phần giảm nghèo bền vững, tăng thu nhập cho người trồng quýt.

Sau thành công từ mô hình nuôi gà sao, gà nòi, gà đồi Bắc Giang, gà Hơmông của một số nông dân trong tỉnh, thì nuôi gà giống Bình Định đang là mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cho một số hộ dân ở xã Thanh Lương (TX. Bình Long, Bình Phước).

Được thiên nhiên ưu đãi về khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện địa lý, những năm gần đây, thương hiệu rau an toàn bản Ta Niết, xã Chiềng Hắc (Mộc Châu - Sơn La) đã hình thành và cung cấp ổn định cho thị trường trong tỉnh cùng một số siêu thị lớn tại Hà Nội, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người sản xuất.

Nhằm từng bước đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, tạo tiền đề xây dựng vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, huyện Phúc Thọ đã áp dụng mô hình mạ khay, máy cấy vào sản xuất lúa. Bước đầu, mô hình này đã mang lại hiệu quả rõ rệt, giúp nông dân giảm chi phí, tăng thu nhập.

Những năm qua, thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp (HTX DVNN) Vũ Hồng, xã Hồng Phong (Vũ Thư - Thái Bình) không chỉ duy trì, phát triển nghề trồng dâu nuôi tằm mà còn trồng xen canh cây màu trên đất trồng dâu mang lại hiệu quả kinh tế cao, giúp người dân nơi đây vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng.